xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xác định rõ thời hạn độc quyền nhà nước

Phương Nhung

Theo VCCI, nhà nước chỉ nên độc quyền những ngành nghề mà sự tham gia của tư nhân có thể nảy sinh tác động tiêu cực và thời hạn tối đa là 3 năm để chuẩn bị cơ chế quản lý phù hợp

Chiều 14-2, Bộ Công Thương chính thức phản hồi về dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.

Có thể điều chỉnh

Theo Bộ Công Thương, Luật Thương mại năm 2005 quy định “Nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia”; đồng thời giao “Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước”.

Bộ Công Thương cho rằng việc ban hành danh mục ngành nghề nhà nước độc quyền (danh mục) sẽ giúp hệ thống hóa, minh bạch hóa các loại hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại phù hợp với cam kết quốc tế, các chính sách, quy định hiện hành, đồng thời là cơ sở để giám sát việc thực hiện độc quyền nhà nước trong các lĩnh vực được liệt kê. Ngoài ra, còn giúp tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc bảo lưu quyền của Việt Nam trong các cuộc đàm phán quốc tế về mở cửa thị trường, qua đó tăng cường tính minh bạch cũng như tính hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số khâu trong ngành điện hiện tại vẫn cần độc quyền nhà nước Ảnh: Đức Toàn
Một số khâu trong ngành điện hiện tại vẫn cần độc quyền nhà nước Ảnh: Đức Toàn

Giải thích thêm, cơ quan soạn thảo cũng cho biết độc quyền nhà nước đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định tại danh mục không phải được thực hiện đối với tất cả các hoạt động thương mại có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đó mà chỉ giới hạn trong một hoặc một số hoạt động thương mại cụ thể, phù hợp với chủ trương giới hạn phạm vi độc quyền nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ cũng cho hay danh mục ban hành kèm theo dự thảo nghị định có thể được điều chỉnh giảm khi luật và pháp lệnh có liên quan cho phép bãi bỏ lĩnh vực độc quyền. Ngoài ra, theo trình tự luật định, danh mục cũng có thể được điều chỉnh giảm khi có đề xuất của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh hoặc khi có đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các lĩnh vực đó.

Không nên cấm tư nhân vô thời hạn

Góp ý cho dự thảo, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ ra dự thảo không xác định thời hạn độc quyền. Điều này được hiểu rằng 20 ngành nghề này là độc quyền không xác định thời hạn và như thế là chưa phù hợp với Luật Thương mại.

Về lựa chọn ngành nghề độc quyền, ông Đức cho rằng qua nghiên cứu danh mục nghề cùng bản dự thảo, thấy việc lựa chọn ngành nghề đưa vào danh mục có 3 lý do: các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu tham gia; các thành phần kinh tế không có khả năng tham gia và nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm lợi ích quốc gia. Theo đại diện VCCI, các lý do này chưa thực sự thuyết phục.

Cụ thể, với các ngành nghề xã hội có nhu cầu nhưng tư nhân không muốn tham gia thì nhà nước sẽ tham gia. Còn với một số ngành nghề mà tư nhân không thể tham gia vào thời điểm này do chi phí đầu tư quá lớn và lâu thu hồi vốn như hạ tầng đường sắt quốc gia hay hệ thống truyền tải điện thì nhà nước buộc phải đứng ra cung ứng dịch vụ này.

Theo ông Đức, việc đưa ra nghị định và tuyên bố tư nhân bị cấm tham gia các lĩnh vực đó là không phù hợp. Đang từ chỗ “độc quyền nhà nước” là hệ quả của việc tư nhân không muốn tham gia biến thành “cấm tư nhân tham gia”. Giả sử một ngày nào đó tư nhân muốn tham gia, lúc đó chả lẽ phải sửa nghị định? Mặc dù điều 6 của nghị định đã mở ra cơ chế để sửa nghị định khi tư nhân đề xuất tham gia nhưng khi đó, quyền hiến định của doanh nghiệp nhưng lại phải đi xin nhà nước để được làm.

“Trong giai đoạn trước mắt, nhà nước chưa kịp hoàn thiện thể chế và thiết chế để quản lý một số thị trường nhất định thì có thể hạn chế tư nhân đầu tư nhưng phải xác định rõ thời hạn. Tốt nhất là nên loại bỏ toàn bộ các ngành nghề được đưa vào danh mục với lý do tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia và chỉ giữ lại những ngành nghề mà sự tham gia của tư nhân có thể nảy sinh tác động tiêu cực. Cùng đó, phải xác định rõ thời hạn tối đa là 3 năm để nhà nước chuẩn bị cơ chế quản lý phù hợp, hết thời hạn phải để cho tư nhân tham gia” - đại diện VCCI góp ý.

Kiểm soát chặt mặt trái của độc quyền

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, cho rằng trước đây việc quy định phân biệt đầu tư, kinh doanh theo lĩnh vực độc quyền hay không độc quyền của nhà nước thì đến nay cần được hiểu là chuyển sang điều kiện kinh doanh. Vì vậy, nếu ban hành nghị định trên thì sẽ có nhiều nội dung vi hiến và trái với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và Bộ Luật Dân sự năm 2015 về quyền tự do kinh doanh.

Nhà nước không nên tiếp tục ấn định và duy trì kéo dài tình trạng độc quyền nhà nước mà phải bảo đảm “kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích” theo đúng quy định tại điều 15, Luật Cạnh tranh năm 2004 khi thị trường còn tồn tại độc quyền doanh nghiệp nói chung và độc quyền nhà nước nói riêng. Còn hiện nay, cần phải hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mặt trái của tình trạng độc quyền.

N.Quyết

20 ngành nghề dự kiến sẽ do nhà nước giữ độc quyền

1. Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

2. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp.

3. Sản xuất vàng miếng.

4. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

5. Phát hành xổ số kiến thiết.

6. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế).

7. Hoạt động dự trữ quốc gia.

8. In, đúc tiền.

9. Phát hành tem bưu chính Việt Nam.

10. Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan.

11. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân.

12. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng.

13. Quản lý, vận hành, khai thác đài thông tin duyên hải.

14. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.

15. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do nhà nước đầu tư.

16. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển trong trường hợp giao kế hoạch.

17. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ khu rừng được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế).

18. Xuất bản (không bao gồm in và phát hành).

19. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng.

20. Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo