xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xanh để phát triển bền vững

NHIÊN DI

Việt Nam đang chuyển hướng phát triển kinh tế từ khai thác triệt để tài nguyên sang làm giàu vốn tự nhiên để phát triển bền vững

img
Thực hiện tăng trưởng xanh sẽ góp phần cải thiện chất lượng
môi trường sống cho người dân hai bên kênh Ba Bò (TPHCM).
Ảnh: MINH KHANH
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 với tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Với quan điểm tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, chiến lược này là sự khẳng định ý chí của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Chiến lược này được các chuyên gia kinh tế, môi trường đón nhận như một tín hiệu tốt nhưng cũng đầy trăn trở.

Muốn xanh phải chậm

Không ít ý kiến cho rằng tăng trưởng xanh là “sân chơi” của các nước giàu với một nền kinh tế phát triển nhất định vì tham gia tăng trưởng xanh đồng nghĩa với việc phải chi khá nhiều cho công nghệ và chấp nhận tăng trưởng chậm lại. Theo PGS-TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Việt Nam hoàn toàn có thể bắt đầu và thực tế nếu không tiếp cận hướng này sớm sẽ không bao giờ tiến kịp các nước phát triển. “Đừng nghĩ tăng trưởng xanh là một điều gì đó vĩ mô, xa vời.

Thực ra rất đơn giản, ví dụ, sử dụng năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời để thay thế dần năng lượng nhiên liệu hóa thạch (Việt Nam rất có tiềm năng về 2 loại năng lượng này); sử dụng các tài nguyên thay thế bằng tái sử dụng, tái chế chất thải hay thu hồi khí mê-tan từ chăn nuôi và bãi thải (vì chất thải chủ yếu là hữu cơ trên 60%)... Tiết kiệm tài nguyên, đầu tư đổi mới công nghệ và đưa công nghệ mới vào hoạt động sản xuất không chỉ tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh… cũng là những điều phải làm trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới” - PGS-TS Chinh nhận xét.

Còn PGS-TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng tăng trưởng xanh bắt buộc phải sử dụng tài nguyên thận trọng hơn, không khai thác ồ ạt như trước đây, vì thế tốc độ tăng trưởng có thể không cao. “Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn, chấp nhận tăng trưởng chậm là một quyết định không dễ dàng.
Nhưng sau 20 năm tăng trưởng nâu (phát thải nhiều nhưng kém hiệu quả, đất nước đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường sống) thì đã đến lúc, Việt Nam phải tăng trưởng chiều sâu theo hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân” - PGS-TS Hoài nhận định.

Cần giải pháp cụ thể

Theo TS Lê Văn Khoa, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, chiến lược đề ra đến năm 2020, giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP sẽ là 42% - 45%. Chỉ tiêu trên xem ra quá tham vọng nếu đóng góp GDP hiện nay của nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ theo tỉ lệ 22% - 40,3% - 37,7%.
Trong khi đó, hầu hết nội dung đề mục này là nhắm đến các hoạt động tuyên truyền, xây dựng bộ dữ liệu thông tin, xây dựng cơ chế, không có những hoạt động thực sự để thay đổi, tái cơ cấu kinh tế theo mô hình nền kinh tế xanh. “Các chỉ tiêu đưa ra khá cao nhưng chưa có giải pháp cụ thể, nếu không thực hiện được sẽ biến một chủ trương hợp lý trở thành vô nghĩa, không có tác động thực tế và chìm vào quên lãng như đã từng thấy” - TS Khoa khuyến cáo.
PGS-TS Hoài cho rằng thời gian 8 năm từ đây cho đến năm 2020 chỉ đủ để thay đổi nhận thức người dân và nỗ lực thực hiện vài chỉ tiêu cơ bản trong chiến lược hướng đến tăng trưởng xanh. Do đó, trong quá trình thực hiện chiến lược nên đánh giá các chỉ tiêu để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển nền kinh tế Việt Nam trong các năm tiếp theo.
Giai đoạn đầu thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh nên tập trung chủ yếu vào việc giáo dục, nâng cao ý thức người dân, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu nhằm tạo ra sự đồng thuận trong việc thực thi các kế hoạch tăng trưởng xanh của Việt Nam trong tương lai ở các khâu khai thác, sản xuất và tiêu dùng. “Thực ra chúng ta đã có hệ thống pháp lý và những dự án, chương trình kiểm soát môi trường, quản lý tài nguyên nhưng thời gian qua việc thực thi pháp luật quá yếu. Phê duyệt chiến lược cũng đồng nghĩa với việc hệ thống pháp lý phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản” - PGS-TS Hoài góp ý. n

Ngày mai, 31-10, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức hội thảo Cầu truyền hình về tăng trưởng xanh. Mục tiêu hội thảo nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng xanh với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời tìm hiểu nỗ lực của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo