xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng Chính phủ liêm chính

Thế Dũng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; xử lý nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp

Trong 2 ngày 4 và 5-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2016. Đáng chú ý, Chính phủ đã thảo luận về việc xử lý sự cố môi trường gây cá chết hàng loạt ở một số tỉnh ven biển miền Trung; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp (DN), kinh tế - xã hội (KT-XH)...

Chủ động về chủ quyền biển đảo

Về tình hình KT-XH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng kinh tế quý I/2016 cao hơn cùng kỳ năm trước; 4 tháng đầu năm xuất siêu 1,46 tỉ USD; vốn FDI tăng 12%, vốn đăng ký cấp mới tăng gần 90%; khách quốc tế tăng 17,8% so cùng kỳ năm trước. Trong thời gian này, có 34.721 DN thành lập mới với số vốn đăng ký trên 248.000 tỉ đồng (số DN tăng 22,9%, số vốn đăng ký tăng 52,8%).

Về phòng chống tham nhũng, lãng phí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố… chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng về quán triệt và thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trong kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; công khai, minh bạch trong thực thi chính sách, thủ tục hành chính...

Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Thủ tướng nhấn mạnh: “Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo; bảo vệ, hỗ trợ ngư dân và xử lý nghiêm hành vi đánh bắt hải sản, xâm phạm các vùng biển của nước ta; chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh liên quan đến chủ quyền biển đảo”.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2016. Ảnh: Đức Hiếu
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2016. Ảnh: Đức Hiếu

Tạo bình đẳng trong kinh doanh

Trong ngày 5-5, Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị quyết về phát triển DN. Dự thảo nêu một số nguyên tắc như tất cả các DN không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường… và cơ hội kinh doanh. Giảm dần tiến tới loại bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế…

Dự thảo nghị quyết cũng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho DN như lãnh đạo các tỉnh, thành phố phải đối thoại với DN hằng quý. Các địa phương công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp DN giảm chi phí. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, báo cáo Chính phủ trong quý IV-2016.

Đáng chú ý, dự thảo nghị quyết nêu rõ: xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu DN.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoàn thiện dự thảo nghị quyết, sớm trình Thủ tướng ký ban hành.

Phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu DN; khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân cư và DN tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo