Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định: “Xây dựng đường dây 500 KV thứ hai này là hết sức cần thiết, nhằm tải điện từ Nhà máy Thủy điện Yaly (có công suất 720 MW) phục vụ cho chương trình công nghiệp hóa ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TPHCM”. Thủ tướng cũng cho rằng, chúng ta đã có kinh nghiệm xây dựng đường dây 500 KV Bắc
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Văn Thái, Chủ nhiệm Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung, cho biết: Khi có đường dây 500 KV thứ hai, ngoài đáp ứng yêu cầu truyền tải của hệ thống điện quốc gia, còn làm tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện khi xảy ra sự cố (bởi luôn có hai đường dây cùng vận hành). Ngoài ra, ngành điện lực cũng có điều kiện để chủ động vận hành, sửa chữa hai đường dây này. Vào mùa mưa, khi thủy điện Yaly phát hết công suất, cùng với công suất điện dư thừa từ phía Bắc chuyển vào, thì đường dây 500 KV Pleiku - Phú Lâm sẽ đạt công suất từ 800 đến 850 MW.
Các chuyên gia của ngành điện lực cho rằng, khi đường dây này vận hành sẽ giảm tổn thất toàn hệ thống điện quốc gia khoảng 20 MW, tiết kiệm vốn đầu tư do không phải xây dựng các đường dây 220 KV để tải điện từ các Nhà máy Thủy điện Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 về TPHCM.
Giá trị tổng dự toán: 2.048 tỉ đồng
Đường dây 500 KV Pleiku - Phú Lâm có độ dài 544 km, với 1.185 vị trí cột, qua 28 quận, huyện, thị xã, thị trấn của 7 tỉnh, thành: Gia Lai, Daklak, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, TPHCM. Đồng thời với đường dây này, ngành điện sẽ mở rộng các trạm biến áp 500 KV Pleiku - Phú Lâm. Đây là một công trình lớn, sử dụng 63.250 m3 bê tông cốt thép, 21.000 tấn cột thép, 8.620 tấn dây dẫn điện... Giá trị tổng dự toán là 2.048 tỉ đồng (tương đương 146,3 triệu USD). Trong đó, phần vật tư thiết bị vay vốn của Ngân hàng Thế giới 98 triệu USD. Phần còn lại là vốn đối ứng của VN.
Chủ đầu tư của dự án này là Tổng Công ty Điện lực VN. Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung, là đơn vị thay mặt chủ đầu tư, quản lý điều hành dự án. Công ty Xây lắp điện 1, 2, 3, 4 (thuộc Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp VN), Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty Lắp máy VN, là các đơn vị thi công.
Riêng phần rà, phá bom mìn do Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (thuộc Bộ Tư lệnh Công binh) đảm nhận. Kể từ sáng hôm qua (2-12), các đơn vị thi công trên toàn tuyến đã đồng loạt ra quân.
Bình luận (0)