xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây mộ trong khu dân cư

Bài và ảnh: Thành Đồng

Nhiều hộ dân an táng người thân trên đất của gia đình vì chi phí thấp nhưng cách làm này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Thực trạng này hiện vẫn chưa có hướng xử lý

Trước đây, một số hộ dân ở TPHCM có đất rộng thường dành một phần để làm đất mộ cho người thân. Thời gian gần đây, do đất mộ ở các nghĩa trang quá khan hiếm, giá tăng cao nên ngày càng có nhiều hộ an táng người thân trên phần đất của gia đình.
 

img

img
 
Hai khu mộ (hình 1, 2) nằm trong khu dân cư ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh - TPHCM


Nghĩa trang tự phát
 
Dọc theo một số con đường thuộc xã Đa Phước (huyện Bình Chánh - TPHCM), tình trạng xây mộ xen lẫn trong khu dân cư là khá phổ biến. 
 
Anh Huỳnh Văn Hai, ngụ ấp 2, xã Đa Phước, chỉ tay về một khu nghĩa trang tự phát và cho biết: Nghĩa trang này là đất hương hỏa của một dòng họ. Từ nhiều năm trước, tất cả người thân trong dòng họ này sau khi mất đều đưa về đây chôn cất.
 
Tuy vậy, gần đây, người cai quản nghĩa trang này đã bán đất cho những người ngoài để họ xây mộ. Do giá đất ở nghĩa trang gia đình này thấp so với các nghĩa trang khác nên gần đây, người đến mua đất, chôn người thân ngày càng nhiều. Từ vài ngôi mộ lúc đầu, nay khu đất này đã trở thành một nghĩa trang. 
 
Nhiều khu vực thuộc các ấp 4, 5, 6 của xã Đa Phước, dù đất không rộng nhưng để giảm chi phí mai táng đang ngày càng đắt đỏ, nhiều gia đình đã quyết định chôn cất người thân ngay cạnh nhà mình.
 
Anh Lê Ngọc Hinh, ngụ ấp 2, xã Đa Phước, cho biết mỗi năm, ở ấp 2 có vài người qua đời và tất cả được chôn trên đất của gia đình.
 
Ở huyện Bình Chánh, ngoài Đa Phước, nhiều xã khác như Phong Phú, Quy Đức, Hưng Long, An Phú Tây, Tân Đức cũng xảy ra tình trạng tương tự.
 
Trong khu vực nội thành, ở các phường 11, 12, quận Gò Vấp; Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã xuất hiện nhiều mộ nằm sát nhà dân, trong đó có không ít ngôi mộ mới. 
 
Chỉ có thể vận động
 
Anh Hồ Văn Tạo, ngụ ấp 4, xã Đa Phước, bức xúc: Anh vừa mua căn nhà ở ấp này cách đây mấy tháng nhưng mới đây, chủ đất cạnh nhà anh dành một phần đất để mai táng người thân. Vì vậy, không còn cách nào khác, anh Tạo phải sống cạnh một ngôi mộ. 
 

Theo chính quyền địa phương, dù ở cạnh nghĩa trang Đa Phước nhưng mỗi năm chỉ có vài trường hợp là dân địa phương được đưa vào nghĩa trang an táng; còn lại, phần lớn đều “nằm” lại trên đất nhà. Từ lúc thành lập đến nay, chỉ có khoảng 10 người dân địa phương được an táng trong nghĩa trang Đa Phước.

 
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Đa Phước, việc chôn cất người thân trên  đất của gia đình đã có ở đây từ khá lâu nhưng gần đây, cách an táng này lại được nhiều gia đình thực hiện. Đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa thống kê được số mộ chôn trong vườn nhà dân. Vì cách an táng này ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nên bị nhiều hộ dân phản ứng.
 
Để giải quyết, chính quyền địa phương vận động người dân đưa người mất vào nghĩa trang để an táng hoặc hỏa táng nhưng nếu họ không đồng tình, chính quyền địa phương cũng không có cách nào khác.
 
UBND xã Đa Phước đã phải kiến nghị UBND TPHCM cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tìm cách giải quyết nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa nhận được chỉ đạo nào từ UBND TP.
 
Hà Nội: Căng thẳng đất mộ
 
Sau khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa từ ngày 15-7, nhu cầu tìm nơi chôn cất cho người quá cố trở nên khó khăn hơn đối với người dân thủ đô.
 
Hà Nội hiện có 7 nghĩa trang với tổng diện tích khoảng 70 ha, song vẫn thiếu so với nhu cầu của người dân. Hiện Hà Nội đang trông chờ vào 2 dự án “siêu nghĩa trang” Yên Kỳ 2 (Ba Vì) và Thiên Đường (Sóc Sơn). Tuy nhiên, sau hơn một năm được phê duyệt, cả 2 dự án vẫn giậm chân tại chỗ vì nhiều lý do. Chính vì thế, hiện nay, nhu cầu về đất mộ đổ dồn về nghĩa trang Yên Kỳ và nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng ở huyện Ba Vì, Hà Nội.  Vì thế, giá đất mộ tại đây đang tăng mạnh.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để mua được mảnh đất mộ khoảng hơn 10 m2 tại nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng, người mua phải trả trên 60 triệu đồng. Thậm chí, “khu biệt thự” dành cho những gia đình giàu có được rao bán với giá cả trăm triệu đồng nhưng tới thời điểm này, gần như đã “hết suất”.
 
Cách nghĩa trang Vĩnh Hằng không xa, nghĩa trang Yên Kỳ cũng đang rất đắt khách với lời rao bán mỗi mộ từ 10 - 15 triệu đồng.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hoàng Thành Thái, Trưởng Ban Quản lý lễ tang TP Hà Nội, cho biết mặc dù TP đã cho mở rộng nghĩa trang Vĩnh Hằng nhưng chuyện tìm đất mộ cho người đã khuất ở Hà Nội vẫn còn rất “nóng”.
 
“Chắc phải đến khi 2 dự án Yên Kỳ 2 và Thiên Đường đi vào hoạt động, người dân thủ đô mới bớt căng thẳng việc tìm đất cho người đã mất” - ông Thái dự đoán.
 
Th.Kha
Kỳ tới: Cò đất thao túng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo