xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây phủ thờ trên… đất nông nghiệp

Bài và ảnh: Trọng Đức

Một phủ thờ nguy nga xây dựng không phép trên diện tích 10.000 m2 đất nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình, lấn chiếm hành lang giao thông

Đáng chú ý, trong bảng ghi công đức của công trình này có tên nhiều cán bộ cấp tỉnh của Thái Bình và một số địa phương khác.

Không xin phép xây dựng

Đi trên Quốc lộ 37 từ trung tâm huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về xã Thụy Quỳnh (huyện Thái Bình), cách xa hàng trăm mét, người đi đường đã có thể thấy đôi rồng chầu vươn cổ lên trời, bên cạnh là cặp lục bình lớn ở cổng dẫn vào phủ Phúc Sinh Trường.

Chiều cao của đôi rồng vàng lên tới 15 m và dài khoảng hơn 40 m. Ở hai bên đôi rồng là cặp lục bình cao gần chục mét. Con đường dẫn vào phủ Phúc Sinh Trường dài hàng trăm mét, rộng khoảng hơn 2 m và được đổ bê-tông, hai bên là hàng cau chạy giữa ruộng lúa. Càng vào sâu, phủ Phúc Sinh Trường càng hiện ra hoành tráng với khuôn viên nhiều hình linh vật được xây dựng công phu.

Đôi rồng vàng cao 15 m và dài khoảng hơn 40 m trước phủ Phúc Sinh Trường
Đôi rồng vàng cao 15 m và dài khoảng hơn 40 m trước phủ Phúc Sinh Trường

Trong khuôn viên rộng khoảng 10.000 m2, ngôi chánh điện của phủ Phúc Sinh Trường nguy nga, tráng lệ theo lối kiến trúc cổ. Lầu thờ Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát được xây dựng phía trước cửa chánh điện với lối kiến trúc truyền thống. Nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni được bài trí khá đẹp mắt, uy nghiêm theo hướng Tây Nam, tọa trên cao sơn.

Trong khuôn viên của phủ có thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đúc nguyên khối bằng đồng, vườn tượng tâm linh La Hán...

Theo ông Vũ Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Thụy Quỳnh, phủ Phúc Sinh Trường được xây dựng từ năm 2012 trên diện tích một phần là đất tổ tiên của bà Nguyễn Thị Nhỡ, một phần là đất nông nghiệp do bà Nhỡ mua lại của người dân. Khi xây dựng, bà Nhỡ không xin phép, xã đã nhắc nhở và báo cáo UBND huyện.

“Có nhiều vấn đề tế nhị…”

Từ năm 2012, khi công trình này được xây dựng, các cấp chính quyền từ huyện đến tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính do xây dựng không phép. Tới năm 2016, bà Nhỡ xây dựng đôi rồng trên diện tích đất nằm sát Quốc lộ 37 (cách đường một con mương). Tháng 4-2016, UBND xã Thụy Quỳnh đã yêu cầu bà Nhỡ dừng thi công và làm các thủ tục nhưng gia đình không chấp hành. Sau đó, UBND xã Thụy Quỳnh đã báo cáo sự việc với UBND huyện Thái Thụy, đề nghị hỗ trợ ngăn chặn việc thi công. Thế nhưng, công trình này vẫn tiếp tục được xây dựng và hoàn thành vào cuối tháng 9-2016.

“Phủ Phúc Sinh Trường xây dựng không phép và vi phạm hành lang an toàn giao thông theo chỉ giới Quốc lộ 37, chúng tôi đã xử phạt hành chính. Tuy nhiên, đây là công trình tín ngưỡng nên có nhiều vấn đề tế nhị trong quá trình xử lý. Chúng tôi đã nhắc nhở chủ công trình và bà Nguyễn Thị Nhỡ thống nhất với địa phương là khi nào tuyến đường này mở rộng, nâng cấp thì phá bỏ đôi rồng” - ông Chính nói.

Quan chức cấp tỉnh góp tiền xây dựng?

Trả lời báo chí, ông Vũ Văn Chính cho biết chính quyền xã Thụy Quỳnh không đủ khả năng ngăn cản gia đình bà Nguyễn Thị Nhỡ. Theo ông Lê Văn Nghiên, Chánh Văn phòng UBND huyện Thái Thụy, toàn bộ diện tích đất của phủ Phúc Sinh Trường đều là đất nông nghiệp. Cặp rồng và đôi lục bình ở cổng còn lấn chiếm hành lang Quốc lộ 37. Trong quá trình xây dựng, gia đình bà Nhỡ không xin phép chính quyền địa phương. Hiện nay, huyện đang giải quyết và đã báo cáo lên UBND tỉnh Thái Bình.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực sân trước của phủ thờ có dựng 3 tấm bia đá ghi danh sách những người cúng tiến đúc tượng Phật Hoàng. Danh sách lên đến gần 100 người, quyên góp cao nhất là 500 triệu đồng, thấp nhất 10 triệu đồng. Trên bia ghi danh người cúng tiến có tên một vài quan chức cấp tỉnh Thái Bình, TP Hải Phòng cùng nhiều doanh nhân nổi tiếng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc... Trong số này có danh tự trùng tên, họ, địa chỉ với ông Tạ Ngọc Giáo, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thái Bình. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Giáo xác nhận là có quan hệ, thường đến điện thờ của gia đình bà Nhỡ nhưng phủ nhận thông tin ghi trên bảng công đức mà chỉ đóng góp một vài triệu đồng.

Đặc biệt, trong danh sách đề trên bia công đức, ở vị trí đứng đầu, có tên trùng với một lãnh đạo Tỉnh ủy Thái Bình nhưng gần đây đã bị dùng băng đen dán lên.

Vì vậy, dư luận cho rằng phủ Phúc Sinh Trường tồn tại sừng sững “trơ gan cùng tuế nguyệt” được là do có quan hệ quen biết với một vài cán bộ, lãnh đạo tỉnh Thái Bình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo