Theo nhận định của UBND TPHCM, với tiến độ thực hiện các tuyến metro và xe điện mặt đất như hiện nay thì đến năm 2020, xe buýt vẫn là phương tiện chủ lực trong hoạt động vận tải công cộng của TP. Để đảm trách nhiệm vụ này và xứng đáng với số tiền ngân sách bỏ ra để trợ giá, ngành xe buýt còn nhiều thứ phải làm.
Không phải chen lấn, được phục vụ chu đáo là mong muốn của hành khách khi đi xe buýt. Ảnh: TẤN THẠNH
Sắp xếp lại mạng lưới tuyến
Một bất cập hiện nay của hệ thống xe buýt ở TPHCM là sự trùng lắp mạng lưới tuyến khiến các đơn vị kinh doanh xe buýt bị giảm sản lượng.
Ngoài ra, đề án cũng phân bổ mạng lưới tuyến rộng khắp, đưa các tuyến buýt về ngoại thành thay vì chỉ tập trung các quận trung tâm như hiện nay (chiếm 67% tổng cự ly tuyến) khiến nhiều tuyến có hệ số trùng lắp cao đến 56%.
Thay dần xe buýt cũ
Khách hài lòng với giá vé Cuộc khảo sát gần nhất của Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng - Sở GTVT TPHCM trên 963 hành khách đi xe buýt, cho thấy tỉ lệ hài lòng và không hài lòng của hành khách đã thay đổi so với trước đây.
Theo đó, khách hài lòng nhất là giá vé (791 người), kế đến là lộ trình tuyến (669 người) và đúng giờ (588 người)… Khách không hài lòng nhất là tiện nghi trên xe (139 người), tiếp theo là thái độ phục vụ (118 người), còn lại là ý kiến trung lập.
Theo một lãnh đạo Sở GTVT, kết quả này rất đáng lưu ý để ngành xe buýt khắc phục những yếu kém, đặc biệt là nhóm ý kiến trung lập, có thể họ sẽ thay đổi sự hài lòng nếu chất lượng cải thiện và ngược lại. |
Bỏ phí 100 tỉ đồng mỗi năm Tiền ngân sách trợ giá cho hoạt động xe buýt ở TPHCM mỗi năm một tăng, năm 2002 chỉ có 39,6 tỉ đồng thì đến năm 2012 đã vọt lên đến 1.461 tỉ đồng, tăng gấp 37 lần! Để nhẹ gánh cho ngân sách, vấn đề quảng cáo trên xe buýt đã được cơ quan chức năng kiến nghị nhưng TP vẫn chưa thông qua vì cho rằng việc này gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, khó quản lý nội dung quảng cáo. Trong Pháp lệnh Quảng cáo (năm 2002) và Luật Quảng cáo do Quốc hội ban hành (có hiệu lực từ ngày 1-1-2013) không hề cấm quảng cáo trên phương tiện giao thông. Trước đây, việc quảng cáo này do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp phép thì nay còn “mở” hơn khi Luật Quảng cáo bãi bỏ cả việc cấp phép quảng cáo trên phương tiện giao thông. Các tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo; không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc phương tiện giao thông; sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông (tức vẽ, dán quảng cáo trên xe không đúng quy định - điểm d khoản 4 điều 33 Nghị định 71). Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về quảng cáo theo phương pháp hậu kiểm. Như vậy, việc quảng cáo trên xe buýt là hoàn toàn có thể. Nếu TPHCM thực hiện, mỗi năm quảng cáo trên xe buýt sẽ mang về hơn 100 tỉ đồng. Trong khi các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương... đã cho phép quảng cáo trên xe buýt từ lâu thì đến cuối năm 2011, TPHCM mới giao cho Sở GTVT nghiên cứu đề án xây dựng hệ thống thương hiệu và khai thác quảng cáo thương mại trên xe buýt. Tuy nhiên, qua gần 2 năm nghiên cứu, đề án này vẫn nằm trên giấy. Ánh Nguyệt |
Bình luận (0)