xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xem cải cách hành chính như chỉ số năng lực cạnh tranh

T.An

Việt Nam được đánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn ở châu Á. Nhưng trong sức hút ấy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt trong thủ tục hành chính

Năm 2006, riêng Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận và xử lý 132 phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp (DN). Ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (CCHC) Văn phòng Chính phủ, trong cuộc họp ngày 18-1 đã cho biết, nội dung các phản ánh, kiến nghị này liên quan đến hầu hết mọi ngành, lĩnh vực, như đất đai, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, cấp phép, thuế, hải quan, quảng cáo, xây dựng, GTVT... Những kết quả này đã có tác dụng trực tiếp, thiết thực trong việc kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động của DN và đời sống nhân dân, góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan hành chính. Song những kết quả này còn xa mới đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân và DN.

Những tồn tại đáng suy nghĩ.- Một cuộc điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) cho thấy, chi phí không chính thức của các DN hiện vẫn cao. Điều tra 6.379 DN dân doanh, 69,19% DN cho rằng việc trả các khoản chi phí không chính thức là phổ biến; 74% DN đánh giá rằng việc chi trả các chi phí không chính thức là rất khó khăn hoặc khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của DN; 62,21% DN đánh giá rằng thương lượng với cơ quan thuế là phổ biến.

Giấy phép kinh doanh và các quy định liên quan đến kinh doanh ở VN được đánh giá là vẫn rất phiền hà. Gần đây, VCCI đã tiến hành rà soát 37 thứ giấy phép kinh doanh của một số ngành. Kết quả cho thấy 100% số giấy phép được đánh giá là có điều kiện cấp phép không minh bạch hoặc không có ý nghĩa; 89% số giấy phép được rà soát có vấn đề về thủ tục cấp phép. Từ khảo sát hơn 6.000 DN, để được nhận tất cả các giấy phép cần thiết, có đến 17,86% DN mất từ 30 đến 90 ngày.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, còn đưa ra mối lo ngại khác: Các thiết chế pháp lý ở VN hiện nay chưa hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của DN. Đến 89% DN dân doanh lựa chọn cách đầu tiên để giải quyết khi có tranh chấp là “tự đàm phán và dàn xếp”. Lựa chọn đầu tiên đưa ra tòa án cấp tỉnh chỉ là 0,8%, đưa ra chính quyền địa phương là 1,6%... Đáng lo ngại là khá nhiều DN chưa tin tưởng vào chất lượng giải quyết tranh chấp của hệ thống cơ quan tư pháp hiện nay.

Tạo điều kiện để DN tham gia cải cách hành chính.- Mặc dù các đối tượng khi được khảo sát đều đã chỉ rất cụ thể và đã định lượng được mức độ phiền hà nhưng khi kiến nghị, phản ánh với cơ quan Nhà nước, theo ông Nguyễn Minh Mẫn, không ít trường hợp còn e ngại, không nêu cụ thể tên cơ quan, cán bộ công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà. Tại sao vậy? Bởi ngay chính các cơ quan hành chính mới triển khai thụ động và hình thức. Một số bộ, ngành, địa phương chỉ ban hành văn bản triển khai sau khi Thủ tướng có văn bản chỉ đạo; chưa chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng các hình thức tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của người dân, DN. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ở một số bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, nhận xét Quyết định số 22 (giao Văn phòng Chính phủ giúp Thủ tướng tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và DN) đã tạo ra được bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính trong năm qua. Song, ngoài việc thụ động tiếp nhận đơn từ phản ánh của người dân và DN, Văn Phòng Chính phủ cần chủ động phát hiện và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thủ tục hành chính. Để cải cách thủ tục hành chính, theo ông, giống như kinh nghiệm nhiều nước đã làm, phải đẩy mạnh việc thực hiện Đề án 112 về Chính phủ điện tử. Ông cũng nêu rõ những khó khăn mà đã tận mắt chứng kiến khi thực hiện đề án này: Tại một thành phố lớn mà hàng ngàn cán bộ cấp xã phường... không biết sử dụng vi tính! Song khó nhưng vẫn phải làm: Phải coi CCHC giống như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương.

Trong số 6.379 DN mới được VCCI khảo sát, đến 75,72% DN có kế hoạch và dự định tăng quy mô vốn trong 2 năm tới. Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị thúc đẩy và mở rộng hơn nữa chương trình CCHC; tạo điều kiện để các DN có thể tham gia vào quá trình CCHC.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo