xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin đổ 2,4 triệu m3 bùn, cát xuống biển

HỒNG ÁNH thực hiện

Tổng Công ty Phát điện 3 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) vừa xin đổ 2,4 triệu m3 bùn, cát xuống biển Tuy Phong (Bình Thuận) sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu tấn bùn, cát thải xuống đây

Phóng viên: Dựa vào đâu Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) xin giấy phép nhận chìm 2,4 triệu m3 chất thải xuống biển?

- Ông Trần Lê Trung Hiếu, Chánh Văn phòng EVNGENCO3: Tổng công ty đã triển khai các thủ tục trình Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) xin giấy phép nhấn chìm 2,4 triệu m3 bùn, cát trong quá trình nạo vét luồng và vũng quay khi triển khai cảng 100.000 tấn để nhập than từ nước ngoài phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng và BOT Vĩnh Tân 3.

Chúng tôi dựa vào Quyết định 2829/QĐ-BTNMT ngày 8-12-2014 của Bộ TN-MT về đánh giá tác động môi trường: thống nhất đổ 2,4 triệu m3 vật liệu nạo vét. Văn bản số 925/UBND-KTN ngày 19-3-2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phương án và vị trí đổ vật liệu nạo vét ngoài khơi: Thống nhất vật liệu nạo vét được san lấp mặt bằng, trong trường hợp không san lấp thì thống nhất đổ ra biển. Văn bản số 46/CHHVN-PC ngày 6-1-2017 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc vị trí bãi đổ vật liệu nạo vét: Thống nhất, vị trí đổ vật liệu nạo vét không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải của khu vực cũng như luồng hàng hải.

Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch hiệu chỉnh Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân tại Quyết định số 1562/QĐ-BCT ngày 3-5-2017, trong đó xác định vị trí bãi nhận chìm vật liệu nạo vét luồng và vũng quay tàu 100.000 tấn cảng nhập than của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Xin đổ 2,4 triệu m3 bùn, cát xuống biển - Ảnh 1.

Khu Bảo tồn biển Hòn Cau có thể bị ảnh hưởng khi biển Tuy Phong nhận thêm 2,4 triệu m3 bùn thải xuống Ảnh: Minh Hải

Vậy chất thải ấy có độc hại?

- Theo đề án nhận chìm vật liệu nạo vét luồng và vũng quay tàu 100.000 tấn thuộc dự án cảng nhập than của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân có thành phần vật liệu nạo vét chủ yếu là bùn, cát (chiếm 60%), sét, sỏi, mảnh vỏ sò. Vật liệu nạo vét không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Liệu còn giải pháp nào ít ảnh hưởng môi trường hơn việc chôn xuống biển?

- Vật liệu nạo vét ở dưới biển không phải là chất thải hay chất nguy hại và việc đưa nó trở lại biển là một việc phù hợp tự nhiên. Đối với vật liệu nạo vét từ biển nếu đổ lên bờ sẽ gây nhiễm mặn đất, do đó khả năng đổ lên bờ là không thể thực hiện được. Vì vậy, theo tính toán của chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành thì chỉ còn giải pháp nhận chìm vật liệu nạo vét tại khu vực vùng biển đã được chỉ định.

Vùng biển để nhận chìm bùn, cát thải này là đâu? Có ảnh hưởng đến Khu Bảo tồn biển Hòn Cau?

- Địa điểm đề nghị nhận chìm tại vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; nằm ở phía Đông Bắc cảng Vĩnh Tân, cách Hòn Cau khoảng 10 km, cách vùng đệm Khu Bảo tồn biển Hòn Cau khoảng 5 km.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án nhận chìm vật liệu nạo vét thì chúng tôi đã có biện pháp thi công. Trong đó, thời điểm thực hiện nạo vét và nhận chìm trong mùa gió Tây Nam (khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10).

EVNGENCO3 có bảo đảm việc đổ 2 triệu tấn bùn, cát xuống biển sẽ không ảnh hưởng đến môi trường biển?

- Việc đánh giá tác động môi trường, chọn vị trí đổ, phương pháp đổ, phương pháp bảo vệ và phân tích đánh giá lan tỏa trong đề án nhận chìm thì công tác nhận chìm vật liệu nạo vét tại khu vực biển không làm ảnh hưởng đến môi trường biển và đặc biệt là khu vực bảo tồn biển Hòn Cau.

Trong quá trình lập hồ sơ, kết quả đánh giá thông qua mô hình của tư vấn Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam cho thấy việc nhận chìm tại vị trí dự kiến không đe dọa ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Khu Bảo tồn biển Hòn Cau.

EVNGENCO3 nghĩ thế nào khi việc cho phép Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 chôn bùn cát thải bị dư luận phản đối, giờ lại tiếp tục xin phép nhận chìm bùn, cát thải?

- Dư luận không đồng tình vì có khả năng chưa nắm hết các thông tin của dự án. Họ nghĩ rằng vật liệu nhận chìm là chất thải hoặc chất độc hại được mang đổ ra biển. Trong khi đó, đây là vật liệu nạo vét từ luồng và vũng quay tàu gồm cát, sỏi, sạn của biển và được nhận chìm ở một vị trí khác ngoài biển.

Chúng tôi cho rằng các cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét việc cấp phép nhận chìm vật liệu nạo vét dựa trên kết quả phân tích tổng thể, kỹ lưỡng, tính toán trên cơ sở khoa học và bảo đảm ít tác động đến môi trường biển nhất, đặc biệt là tránh ảnh hưởng đến Khu Bảo tồn biển Hòn Cau.

Hiệp hội Tôm Bình Thuận lên tiếng

Liên quan đến việc Bộ TN-MT cấp phép cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong, ngày 7-7, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã tổ chức họp với các hội viên, thống nhất đề xuất 3 kiến nghị đến các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Cụ thể, trước khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ thải, các đơn vị hữu trách phải thực hiện quan trắc môi trường; khi triển khai kế hoạch giám sát, đơn vị đổ thải phải có kế hoạch, thống nhất các tiêu chí bồi thường; nếu xảy ra sự cố về môi trường, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 phải là đơn vị trực tiếp bồi thường.

Cùng ngày, đoàn công tác của Bộ TN-MT đã đến Bình Thuận để thông tin thêm về việc cấp phép đổ thải và thực địa vùng biển Vĩnh Tân, huyện

Tuy Phong.L.Trường

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo