xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xoa dịu nỗi đau da cam

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Nhóm đối thoại Việt - Mỹ một lần nữa ngồi lại với nhau để nỗ lực tìm biện pháp khắc phục hậu quả chất độc da cam tại nhiều nơi ở nước ta

Ngày 21-4, hội nghị bàn tròn lần thứ 2 của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin được tổ chức tại tỉnh Đồng Nai. Các đại biểu thuộc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại diện gần 20 tỉnh, thành và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã cùng thảo luận, đưa ra những thông tin và biện pháp khắc phục hậu quả chất độc hóa học, xoa dịu nỗi đau da cam do Mỹ để lại sau chiến tranh.

Mới khắc phục một phần

Theo số liệu của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, sau gần 40 năm chiến tranh kết thúc, hậu quả của chất độc hóa học để lại vẫn hết sức nặng nề. Việt Nam hiện có hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm dioxin. Nặng nhất vẫn là nguy cơ phơi nhiễm mới ở các sân bay Biên Hòa, Phù Cát (Bình Định) và Đà Nẵng. Ngoài ra, gần 30 tỉnh, thành trên cả nước đều ít nhiều gánh chịu hậu quả của dioxin.

Các chuyên gia khảo sát thực tế về tình trạng xử lý chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa
Các chuyên gia khảo sát thực tế về tình trạng xử lý chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa

Theo Nhóm đối thoại Việt - Mỹ, nhiều năm trở lại đây, chính phủ Mỹ và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc khắc phục chất độc da cam, như dự án cô lập hơn 7.000 m3 đất bị nhiễm dioxin ở sân bay Phù Cát, dự án làm sạch sân bay Đà Nẵng. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. Theo những nghiên cứu mới đây, nguy cơ phơi nhiễm và tác hại nặng nề của dioxin tồn đọng ở Việt Nam ở mức báo động gấp nhiều lần.

Tại hội nghị, một mục tiêu chung được các thành viên đưa ra là đến năm 2020, phải xử lý triệt để chất độc hóa học tại các điểm nóng; tăng cường hỗ trợ, có chính sách ưu đãi hơn với những người không may nhiễm dioxin, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu về chất độc hóa học để tiếp tục có các biện pháp khắc phục hiệu quả hơn vì các hậu quả để lại là quá nặng nề.

Ông Hà Huy Thông, Trưởng Nhóm đối thoại Việt - Mỹ, cho rằng sự hợp tác, thúc đẩy quan hệ giữa hai bên trong vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam thời gian qua đem đến nhiều triển vọng trong việc giảm bớt tác động của dioxin đối với con người và phục hồi môi trường. Bà KC Choe, Giám đốc Phòng Môi trường - Phát triển xã hội của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cho biết tổ chức này đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai một số chương trình chăm lo cho người khuyết tật, đặc biệt là nạn nhân dioxin.

Dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng (do USAID chủ trì) sẽ được hoàn thành năm 2016 - cơ bản toàn bộ vùng ô nhiễm ở đây sẽ được làm sạch. Với sân bay Biên Hòa, USAID sẽ tiến hành đánh giá tác động môi trường và đưa ra các phương án xử lý trong thời gian tới.

Nguy cơ còn đó

Tại hội nghị, sự góp mặt của đại diện gần 20 tỉnh, thành mang “nỗi đau da cam” trên cả nước cho thấy một bức tranh toàn cảnh về sự ám ảnh của nhiều phận người, nhiều thế hệ. Đại diện đến từ tỉnh Tây Ninh nêu lên nỗi niềm của những người vướng vào dị tật, sự đe dọa chết chóc suốt cả đời và kéo sang cả con, cháu. Những đại biểu đến từ các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Nghệ An cũng mang theo những nỗi đau mà họ phải hằng ngày chứng kiến, như chỉ chờ có dịp để chia sẻ, tuôn trào.

Theo đại diện tỉnh Đồng Nai, vì nơi đây là “trung tâm” của kế hoạch phun rải thuốc diệt cỏ mang chất độc hóa học trong chiến tranh của Mỹ, nơi đặt kho chất độc nên hiện là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất. Số nạn nhân dioxin tại Đồng Nai đã lên đến hơn 13.000 người.

Hiện nay, tại sân bay Biên Hòa, dù đã có các biện pháp cô lập nhưng nguy cơ lan tỏa dioxin tồn dư tại đây theo các dòng suối, theo nước mưa trào ra sông Đồng Nai và các khu dân cư lân cận vẫn rất cao. Do vậy, nguy cơ phơi nhiễm dioxin đối với người dân Biên Hòa là luôn kề cận, ngay cả ở trung tâm TP.

Đại diện đến từ tỉnh Hà Tĩnh đem đến những câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt. “Không ai muốn chiến tranh, cả người Mỹ cũng như chúng tôi song nó đã xảy ra và còn để lại hậu quả nặng nề. Gần 20.000 người Hà Tĩnh là nạn nhân chất độc da cam đang bệnh tật, nghèo đói và chết dần…” - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh, ông Nguyễn Xuân Hệ, xúc động. 

Chiến lược lâu dài

TS Charles Bailey, Giám đốc Chương trình Da cam Việt Nam của Mỹ, khẳng định phía Mỹ sẽ có các chương trình hoạt động không ngừng về giảm thiểu nỗi đau từ hậu quả chất độc da cam. Tuy nhiên, các dự án cần có sự hỗ trợ của địa phương để họ có thể nắm rõ hơn từng cá nhân, từng hộ dân.

Theo TS Đỗ Hoàng Long, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại nhân dân, các bên cần nỗ lực trong việc khắc phục nỗi đau da cam, cả về mặt con người cũng như phục hồi môi trường. Việc khắc phục này là cả một chiến lược lâu dài.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo