xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa trạm bơm, tăng giá nước

Bài và ảnh: THU HỒNG

Theo lộ trình của SAWACO từ nay đến hết năm 2025, TP HCM sẽ xóa bỏ 123 trạm cung cấp nước ngầm trên toàn địa bàn để 100% người dân được sử dụng nước sạch

Hiện nay, tại nhiều khu vực sử dụng nước từ các trạm bơm của Trung tâm Nước sinh hoạt - Vệ sinh môi trường nông thôn có đường ống của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) đi qua, người dân muốn chuyển sang nguồn nước mới nhưng không biết liệu có được không, nếu được thì thủ tục thế nào...

Chuyển mạng theo lộ trình

Thống kê của SAWACO cho thấy TP HCM có 123 trạm bơm tập trung ở các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và một số quận: 2, 8, 9, 12, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức; mỗi ngày cung cấp hơn 1,2 triệu m3 nước cho gần 60.000 hộ dân. Khu vực được cấp nước từ trạm bơm hầu hết có dân cư rải rác hoặc chưa thể đầu tư đường ống cấp 3 do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều người dân ở huyện Hóc Môn, TP HCM còn sử dụng nước từ trạm bơm
Nhiều người dân ở huyện Hóc Môn, TP HCM còn sử dụng nước từ trạm bơm

Đến nay, nhiều khu vực đã và sẽ được lắp đặt hệ thống ống cấp 3 từ các công ty cấp nước thuộc SAWACO. “Nghe tin Công ty Cấp nước Trung An có kế hoạch triển khai đường ống trên đường Trần Văn Mười, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn trong năm 2014, tôi rất muốn chuyển sang dùng nguồn nước này vì chất lượng tốt hơn, không rõ có được không?” - bà Nguyễn Thị Như Loan, nhà trên đường Trần Văn Mười, thắc mắc.

Nhiều hộ dân đang sử dụng nước trạm bơm trên đường Đặng Thúc Vịnh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn cũng mong mỏi chuyển sang dùng nước do SAWACO cung cấp. “Tuy nguồn nước của trạm bơm cũng ổn định và chất lượng nhưng gia đình tôi vẫn muốn chuyển sang dùng nước từ SAWACO vì khu vực này gần bãi rác Đông Thạnh, nước ngầm bị ô nhiễm nặng” - bà Nguyễn Thị Thu - ngụ ấp 2, xã Bà Điểm - giải thích.

Ông Bạch Vũ Hải, Phó Tổng Giám đốc SAWACO, cho biết nước của SAWACO hay Trung tâm Nước sinh hoạt - Vệ sinh môi trường nông thôn đều sạch, được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. Chỉ có điều, nước của SAWACO có thể uống tại vòi, còn nước trạm bơm thì không do chỉ tiêu xử lý khác nhau. Tuy nhiên, về chất lượng thì người dân có thể yên tâm sử dụng vì nguồn nước nào cũng được kiểm nghiệm định kỳ.

“Việc chuyển mạng nước cho người dân sẽ thực hiện theo lộ trình xóa bỏ dần 123 trạm bơm. Theo đó, tại các khu vực mà mạng lưới đường ống cấp 3 đã được lắp đặt song song với hệ thống cấp nước của trạm bơm thì sẽ ngưng cung cấp nước ngầm. Nước các trạm bơm được sử dụng làm nguồn dự phòng, phục vụ PCCC cho khu vực. Khi đường ống đến, các hộ dân có nhu cầu thì xin chuyển mạng tại công ty cấp nước khu vực” - ông Hải hướng dẫn.

Theo lộ trình, giai đoạn 2015 - 2020, TP HCM sẽ ngưng hoạt động 52 trạm bơm do Trung tâm Nước sinh hoạt - Vệ sinh môi trường nông thôn khai thác từ năm 2013 trở về trước ở các quận nội thành. Đến năm 2025, ngưng hoạt động 63 trạm tại các huyện ngoại thành.

Sẽ có giá nước mới

Hiện nay, giá nước của Trung tâm Nước sinh hoạt - Vệ sinh môi trường nông thôn thấp hơn của SAWACO do nguồn vốn để đầu tư mạng lưới của trung tâm được ngân sách TP HCM rót, còn SAWACO phải tự cân đối nguồn vốn tự có. Nước trạm bơm hiện có giá 3.300 đồng/m3 trong định mức 4 m3/người, ngoài định mức là 5.200 đồng/m3, rẻ hơn gần một nửa so với nước của SAWACO. Tuy nhiên, khi lắp đồng hồ nước trạm bơm, trung bình mỗi hộ dân phải chịu chi phí 2,5 triệu đồng, trong khi đồng hồ của SAWACO là miễn phí.

“Chênh lệch về giá khiến người dân lo ngại chất lượng nước không đồng nhất. Sắp tới, SAWACO sẽ nghiên cứu xây dựng phương án giá nước mới sao cho hài hòa, phù hợp với từng nguồn nước vì Trung tâm Nước sinh hoạt - Vệ sinh môi trường nông thôn đã sáp nhập tổng công ty” - ông Hải cho biết.

Như vậy, sắp tới, nhiều khả năng gần 60.000 hộ dân đang sử dụng nguồn nước từ 123 trạm bơm sẽ phải chi thêm tiền khi có đơn giá mới. Đến lúc đó, phải giải quyết chất lượng nước giữa 2 nguồn sao cho tương xứng với việc tăng giá. “Rất nhiều hộ dân ngoại thành có thói quen sử dụng nước giếng khoan không bảo đảm vệ sinh. Nếu tăng giá nước trạm bơm thì sẽ gây khó khăn trong quá trình vận động họ chuyển sang sử dụng nước sạch” - một chuyên gia trong ngành cấp nước băn khoăn.

Giá nước tăng khoảng 10%/năm

Theo lộ trình đề xuất tăng giá nước giai đoạn 2014-2018 của SAWACO gửi Sở Tài chính TP HCM, mức tăng thêm cao nhất trong năm 2014 của đối tượng sinh hoạt là 1.100 đồng/m3. Các năm tiếp theo, giá nước tiếp tục tăng 500-1.700 đồng/m3.

Giá nước cho đối tượng kinh doanh dịch vụ tăng 1.100-3.000 đồng/m3 - tùy từng năm. Giá nước dành cho hộ nghèo không tăng trong năm 2014. Các khu dân cư, KCN-KCX... có hệ thống đường ống nội bộ được giảm 10% hóa đơn tiền nước.

img

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo