xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất hiện hiện tượng lạ xung quanh mặt trời tại Huế

Q.Nhật

(NLĐO)-Xung quanh mặt trời xuất hiện một vòng tròn màu sáng vàng trong thời gian dài. Hiện tượng lạ này thu hút sự hiếu kỳ của người dân

Xuất hiện hiện tượng lạ xung quanh mặt trời tại Huế - Ảnh 1.

Quầng mặt trời ghi nhận tại TP Huế

Vào khoảng 10 giờ 30 sáng nay, ngày 9-5, một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đã xảy ra ở khu vực tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo ghi nhận, mặt trời vào thời điểm này xuất hiện một quầng sáng màu vàng khá lớn bao bọc xung quanh. Đến khoảng 11 giờ 20 phút cùng ngày, vòng tròn lớn xung quanh mặt trời đã tan dần. 

Xuất hiện hiện tượng lạ xung quanh mặt trời tại Huế - Ảnh 2.

Xung quanh là quầng sáng màu vàng

Hiện tượng này dễ dàng quan sát bằng mắt thường nên nhiều người đi đường hiếu kỳ dùng máy ảnh, máy điện thoại ghi lại khoảnh khắc này. Quan sát cho thấy, nền trời bên trong vòng tròn trở nên sậm màu lạ thường, thi thoảng xuất hiện những đám mây xen lẫn, ngoài cùng là cầu vồng tròn. Vào thời điểm xuất hiện hiện tượng này thì thời tiết ở TP Huế nắng nhẹ và êm dịu. 

Xuất hiện hiện tượng lạ xung quanh mặt trời tại Huế - Ảnh 3.

Người đi đường hiếu kỳ

Theo nhiều người dân ở địa phương thì họ chưa từng thấy hiện tượng này bao giờ. "Hiện tượng vòng tròn bao quanh mặt trăng tôi cũng thấy nhiều, dân gian thường nói "trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa". Nhưng đây là hiện tượng xuất hiện vào ban ngày, bao quanh mặt trời nên khá lạ" - ông Nguyễn Khánh, một người dân lớn tuổi trú tại phường Xuân Phú, TP Huế, nói. Nhiều địa phương khác như huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà... (Thừa Thiên - Huế) cũng quan sát được hiện tượng này.

Trước đó, hiện tượng này cũng đã xuất hiện nhiều ở các địa phương như Nghệ An vào ngày 7-5; Gia Lai vào ngày 17-3, tại Phú Thọ vào ngày 23-5-2015...

Xuất hiện hiện tượng lạ xung quanh mặt trời tại Huế - Ảnh 4.

Quầng mặt trời ghi nhận tại vùng biển tỉnh Thừa Thiên - Huế trong cùng thời điểm

Theo lý giải của khoa học, đây được gọi là "quầng mặt trời"- một hiện tượng quang học tự nhiên nhưng hiếm thấy, do ánh sáng của mặt trời chiếu qua đám mây tầng cao, gọi là mây ti tầng Cirrostratus, ký hiệu Cs, là một loại mây mỏng, nói chung đồng nhất, hợp thành từ các tinh thể nước đá, có khả năng tạo ra các quầng. Khi nó có độ dày đủ lớn để có thể nhìn thấy thì nó có màu ánh trắng, thường không có các đặc trưng để phân biệt. Khi che phủ toàn bộ bầu trời và đôi khi là quá mỏng để có thể nhận thấy được, nó có thể chỉ ra sự hiện diện của một lượng lớn hơi ẩm trong tầng trên của khí quyển.

Khi quầng mặt trời xuất hiện là biểu hiện thời tiết hiện tại đang diễn ra tại địa phương là tốt, không mưa, khô ráo, trời có nắng to. Quầng mặt trời hoặc mặt trăng là hiện tượng quang học, do ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng chiếu qua đám mây tầng cao khoảng 600 – 8.000m. Do mây có cấu trúc là các tinh thể băng nên khi đó ánh sáng mặt trời, mặt trăng bị khúc xạ, sinh ra những vòng tròn.

Quầng mặt trời hay quầng mặt trăng có 7 màu như màu sắc của cầu vồng. Tuy nhiên, sự sắp xếp màu của quầng ngược lại với cầu vồng. Trong cùng là màu đỏ, tiếp đến là da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo