Anh Phạm Văn Sâm Sâm không may tử nạn ở xứ người, để lại gánh nặng cho người vợ trẻ
Chui rúc trong rừng
Ông Lê Quang Hiếu, trưởng thôn Trúc Ly, cho biết trong những năm đó, làng có đến hàng trăm người sống dựa vào nghề tìm trầm. Trầm ở Việt Nam ngày càng cạn kiệt, dân Trúc Ly lại sang rừng Lào tìm trầm, đời cha lại đến đời con, họ cứ theo nhau vào rừng tìm trầm.
Cách đây 5 năm, người dân Trúc Ly làm hộ chiếu sang những khu rừng của Trung Quốc nằm sát biên giới với Myanmar tìm trầm. Ông Phạm Văn Tâm, một người từng xuất ngoại tìm trầm của làng Trúc Ly, giải thích: “Vào rừng, chúng tôi tìm trầm từ vùng này sang vùng khác, rừng rậm nên chẳng biết rừng của nước nào. Có người đi tìm trầm ở rừng của Lào lại lạc sang rừng Thái Lan đã bị bắt giam”.
Năm 2010, khi biết rừng Malaysia có nhiều trầm, những “đại gia” tìm trầm ở các xã Hàm Ninh, Gia Ninh (huyện Quảng Ninh) tổ chức đưa người qua đó tìm trầm. Theo ông Hiếu, hiện có khoảng 150 người làng Trúc Ly đang ở khắp các khu rừng của Malaysia đi tìm trầm.
Vừa từ Malaysia về, Hoàng Văn Th. (19 tuổi), trú xóm 4, thôn Trúc Ly, cho biết chuyến xuất ngoại tìm trầm đầu tiên của mình cũng thu được kha khá. Th. dự định sẽ sang Malaysia tiếp tục tìm trầm.
Để sang Malaysia, dân tìm trầm Trúc Ly chỉ cần làm hộ chiếu du lịch, sau đó sẽ được các chủ trầm đưa tới tận rừng của Malaysia. Trước khi đi, dân tìm trầm phải chi ra khoảng vài triệu đồng để mua các loại thuốc thông thường và một ít lộ phí. Tùy khả năng kinh tế, người đi tìm trầm có thể được chủ trầm đưa sang Malaysia bằng đường hàng không hoặc đường bộ.
Th. kể: “Sau khi đến Malaysia, dân tìm trầm sẽ được người của chủ trầm bố trí ăn ở tại các khu nhà trọ nằm sát bìa rừng. Mỗi người sẽ phải nộp 12 triệu đồng để chủ trầm mua lương thực, dụng cụ sinh hoạt trong khoảng 45 ngày. Nếu không có tiền thì được chủ trầm cho mượn.
Chuẩn bị vào rừng, người tìm trầm tự lập nhóm, mỗi nhóm khoảng 3-4 người. Khi vào rừng, họ tự tìm chỗ dựng lán, tổ chức nấu ăn rồi đi tìm trầm. “Mỗi ngày, chúng tôi phải đi xa lán khoảng 20-30 km để tìm trầm, sau 2-3 ngày lại chuyển lán đến chỗ khác. Đến khi tìm được trầm thì gọi điện cho chủ trầm vào thu mua” – Th. cho biết.
Khi lương thực cạn kiệt, người tìm trầm liên hệ với chủ trầm để được đưa ra khỏi rừng, mua thức ăn, đồ dùng rồi quay lại rừng.
“Dân tìm trầm chỉ biết sống chui rúc giữa rừng, càng tìm càng đi sâu vào rừng. Thịt heo muối chỉ ăn được 20 ngày, những ngày còn lại phải ăn cơm với cá khô. Phải uống nước rừng, đối mặt với thú dữ, muỗi vằn và nhiều côn trùng nguy hại khác”- Th. rùng mình khi kể lại những tháng ngày ở rừng Malaysia.
Dọc hai bên đường liên xã qua xóm 4, thôn Trúc Ly có rất nhiều biệt thự trị giá từ vài tỉ đồng đến vài chục tỉ đồng. Đó là nhà của những người giàu lên nhờ đi tìm trầm.
Có một đợt Tết, người tìm trầm từ Malaysia về làm không khí trong làng nhộn nhịp hẳn lên. Nhờ có tiền khá từ tìm trầm, nhiều người đua nhau đi sắm đồ điện tử, xe máy đắt tiền. “Đợt đó, cả làng có thêm khoảng 15-20 chiếc xe máy, mỗi xe có giá từ 40 triệu đồng trở lên. vậy là sau Tết, nhiều người đổ xô đi làm hộ chiếu qua Malaysia tìm trầm” - ông Hiếu khoe.
Bỏ mạng ở xứ người
Nhưng phía sau sự may mắn đó là không ít những số phận phải lâm vào cảnh tù đày, thiệt mạng ở xứ người. Một quy định bất thành văn giữa chủ trầm và người đi tìm trầm đó là khi người đi tìm trầm không còn có khả năng trả nợ cho chủ trầm, nếu muốn về quê, người đi tìm trầm chỉ còn cách ra đầu thú với chính quyền sở tại để “được” đi tù. Sau khi mãn hạn tù, người đi tìm trầm coi như đã trả xong nợ, được về nước.
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Dân tìm trầm Trúc Ly vẫn thường hay nhắc đến câu nói đó khi nghĩ về thân phận phu trầm.
Nhưng rồi, vào ngày định mệnh 9-6, trong khi đốn cây tìm trầm, anh bị một nhánh cây có đường kính 0,7 m, dài 2 m, rơi từ trên cao xuống trúng vào đầu làm anh thiệt mạng tại chỗ. Sau đó, anh Trường cõng xác cậu theo người chú ruột của mình cũng sang Maylaysia tỉm trầm, băng rừng về đến lán khi trời đã tối. Biết không thể mang xác cậu về nước, Trường và người chú ruột đành ngậm ngùi hỏa táng xác cậu mình, lấy tro cốt đưa về nước.
Chị Tý cho biết sau khi chồng qua đời, gia cảnh của chị rất khó khăn. Đứa con gái đầu 19 tuổi phải nghỉ học, vào TPHCM làm thuê. Hằng ngày, chị với đứa con thứ 2 đang học lớp 11 phải đi bủa lưới, đánh cá suốt đêm để có tiền sinh sống qua ngày.
Đi để trả nợ
Sau chuyến đi định mệnh đó, anh Lê Văn Trường cho biết thời gian sắp tới anh và người chú mình sẽ phải qua lại Malaysia tìm trầm với hy vọng trả được khoản nợ 40 triệu đồng mà mình mượn chủ trầm từ chuyến đi trước. “Chuyến đi trước tôi lỗ rất nhiều, cũng nhờ gia đình trả một ít mới còn lại số nợ đó” – anh Trường tâm sự. |
Bình luận (0)