xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

45 năm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không": Hạ gục "pháo đài bay"

Văn Duẩn - Huy Thanh

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là cuộc chiến đấu anh dũng, quật cường, "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của quân dân thủ đô và miền Bắc trong suốt 12 ngày đêm rực lửa, làm phá sản âm mưu đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá của đế quốc Mỹ

Dù đã 45 năm trôi qua nhưng Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh - nguyên trợ lý tên lửa Cục Tác chiến QĐND Việt Nam, khi ấy là thiếu tá - không thể nào quên những hình ảnh suốt 12 ngày đêm, từ ngày 18 đến 30-12-1972. Lúc ấy, Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker II, ném hơn 20 vạn tấn bom bằng máy bay B-52 xuống Hà Nội và các mục tiêu khác ở miền Bắc.

Sẵn sàng chiến đấu

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh cho biết ngày 18-12-1972, vài giờ trước khi Mỹ ném bom Hà Nội, khi ông đang trực ban dưới hầm thì Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài gọi ông và bảo: "Ông Thọ (Lê Đức Thọ - PV) vừa từ Paris - Pháp về. Hội nghị bế tắc. Chúng sẽ đánh mạnh đấy, cậu phải ở dưới hầm mà trực chiến".

45 năm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Hạ gục pháo đài bay - Ảnh 1.

Chiếc B52 đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội vào đêm 18-12-1972 Ảnh: TTXVN

45 năm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Hạ gục pháo đài bay - Ảnh 2.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh kể lại cuộc chiến "Hà Nội - Điện Biên Phủ

trên không" Ảnh: VĂN HUY

Trước đó một ngày, các lực lượng vũ trang miền Bắc, đặc biệt là đơn vị phòng không, đã nhận lệnh chiến đấu ở mức cao nhất. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B-52 Mỹ đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Trưa 18-12-1972, cơ quan tình báo phát hiện ở phía Đông Philippines, hàng chục máy bay tiếp dầu cho B-52. Tin tình báo báo về B-52 cùng các máy bay chiến thuật khác của Mỹ sẽ đánh vào Hà Nội ngay trong buổi tối.

Đúng 16 giờ, Bộ Tổng Tham mưu thông báo có 32 chiếc B-52 xuất kích từ Guam đến đánh phá miền Bắc. 18 giờ 50 phút, toàn Quân chủng Phòng không - Không quân vào lệnh báo động cấp I. Đúng 19 giờ, Sở Chỉ huy nhận được điện báo của Quân chủng Phòng không - Không quân, rằng trạm radar của Trung đoàn 291 đóng ở Đô Lương, Nghệ An đã phát hiện máy bay B-52 Mỹ từng tốp từ phía Lào hướng lên phía Bắc Việt Nam.

Ông Ninh nhấc điện thoại báo cáo với Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng, đề nghị cho phép kéo còi báo động sớm hơn quy định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đồng ý và yêu cầu Quân chủng Phòng không - Không quân và các quân khu và báo động phòng không cho nhân dân biết.

Liền sau đó, ông Ninh đến góc phòng trực ban tác chiến, ấn chiếc còi báo động màu đỏ. Chiếc còi kết nối với hệ thống còi lớn đặt trên nóc Hội trường Ba Đình. Nhận được tín hiệu, còi báo động phòng không ở Nhà hát Lớn, bưu điện, nhà ga... đồng loạt rú vang, nhắc nhở người dân nhanh chóng xuống hầm trú ẩn.

"Lúc đó, tôi dùng hết sức để nhấn chiếc còi, trong lòng như có lửa đốt. Trong thâm tâm, tôi chỉ muốn hét to: Đồng bào ơi, đồng bào ơi, xuống hầm, xuống hầm" - tướng Ninh xúc động hồi tưởng.

Đánh trả quyết liệt

Đúng 19 giờ 40 phút ngày 18-12-1972, những "pháo đài bay" B-52 đồng loạt trút bom xuống Hà Nội và vùng phụ cận. Cả thủ đô rung chuyển. Nhiều khu công nghiệp, kho tàng, khu dân cư, trận địa phòng không ở Đông Anh, Yên Viên, kho xăng Đức Giang, Bệnh viện Bạch Mai, Đài Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì… đều bị trúng bom.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh cho biết trong 20 phút đầu bom của Mỹ ném xuống, pháo cao xạ và tên lửa của ta bắn lên đáp trả. Lưới lửa phòng không sáng rực cả bầu trời Hà Nội.

Khoảng 20 giờ 18 phút, đài quan sát trên đỉnh Cột cờ báo về có đám cháy to ở phía Bắc. Cùng lúc đó, kíp trực nhận được điện báo từ Quân chủng Phòng không - Không quân: Tên lửa của Trung đoàn 261 bắn rơi một chiếc B-52 ở huyện Đông Anh. "Căn hầm như muốn nổ tung. Lúc ấy, tôi ôm các đồng chí Văn Tiến Dũng, Lê Huy Mai, Phùng Thế Tài mà rơi nước mắt vì sung sướng" - ông Ninh kể.

Khi ấy, mệnh lệnh cấp trên giao Cục Tác chiến là kiểm tra cho chính xác có thật chiếc B-52 bị ta bắn rơi hay không rồi mới công bố. Ông Ninh chỉ muốn đi ngay nhưng Phó tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài kéo vào trong hầm, bảo: "Bây giờ trời tối đen, đang lo đánh mà đi thì cũng không thấy gì. Sáng mai, anh em đi thật sớm, xác định rồi về báo cáo Bộ Chính trị".

Sáng hôm sau, chiếc Mi-8 đưa 4 người sang xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh. Khi trực thăng đáp xuống cánh đồng, người dân đang túm tụm xem xác máy bay. Khi trông thấy phù hiệu B-52, cả nhóm kiểm tra thật kỹ rồi về báo cáo Bộ Chính trị, không kịp lấy mảnh xác máy bay nào.

Theo thượng tá Trần Duy Tiến, Trưởng Ban Thông tin khoa học quân sự thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, trong đêm 18 rạng sáng 19-12-1972, Mỹ đã huy động 90 lượt B-52 và 135 lượt máy bay chiến thuật đánh phá Hà Nội theo 3 đợt. Song, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta.

Đợt 1, B-52 xuất kích lúc 18 giờ ngày 18-12-1972. Cùng lúc, các tốp máy bay F-4, F-111 của Mỹ đánh phá các mục tiêu. Lúc 19 giờ 25 phút, không quân ta cất cánh để đánh địch từ xa. Lúc 19 giờ 44 phút, Tiểu đoàn 78 - Trung đoàn 257 phóng quả tên lửa đầu tiên vào tốp B-52. Lúc 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59 - Trung đoàn 261 bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên xuống xã Phủ Lỗ. Khoảng 20 giờ 16 phút, hai tiểu đoàn 51 và 52 thuộc Trung đoàn 267 ở Khu 4 đón đánh B-52 trên đường bay về, bắn rơi 1 chiếc.

Đợt 1 kết thúc lúc 20 giờ 40 phút.Đợt 2 bắt đầu lúc 23 giờ 9 phút ngày 18 đến 0 giờ 7 phút ngày 19-12-1972. Các tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) và 57, 93 (Trung đoàn 261) đánh trả quyết liệt nhưng không bắn rơi được B-52.

Đợt 3 bắt đầu lúc 4 giờ 16 phút ngày 19-12-1972. Lúc 4 giờ 39 phút, Tiểu đoàn 77 - Trung đoàn 257 bắn chiếc B-52 thứ hai rơi xuống xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Các lực lượng không quân và pháo phòng không cũng đánh trả quyết liệt máy bay chiến thuật Mỹ…

Kỳ tới: Nỗi đau Khâm Thiên

Thượng tá Trần Duy Tiến cho biết trong trận mở đầu chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", quân dân ta đã bắn rơi 3 chiếc B-52 và 5 máy bay chiến thuật, bắt sống giặc lái.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo