xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai chịu trách nhiệm trong các dự án titan?

NHÓM PHÓNG VIÊN

Để các dự án khai thác titan xé nát môi trường bờ biển miền Trung không chỉ có lỗi của nhà đầu tư mà có cả trách nhiệm của chính quyền địa phương

Dù những vùng khai thác titan đã dừng hoặc tạm dừng nhưng hoạt động này đã để lại hậu quả nặng nề cho môi trường và cuộc sống người dân. Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm trong các dự án titan?

Trách nhiệm trước hết là chính quyền địa phương

Nói về dự án khai thác titan của Công ty TNHH MTV Quang Thuận (Công ty Quang Thuận) ở xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) từng gây bất ổn trật tự trị an ở Ninh Thuận, ông Trần Xuân Hòa, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết năm 2012, tỉnh này cấp phép cho Công ty Quang Thuận thực hiện dự án với diện tích 83,7 ha, trên khu vực dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh.

Còn ông Lê Huyền, Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, kể thời điểm đó, tỉnh đã chỉ đạo địa phương cùng các đoàn thể tổ chức họp dân, lấy phiếu biểu quyết. Kết quả là đa số người dân đồng tình nhưng yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp nguồn nước sạch cho dân và khai thác không làm ô nhiễm môi trường. Sau đó, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Công ty Quang Thuận hoàn tất đánh giá tác động môi trường, lắp đặt hệ thống nước sạch cho dân; đồng thời điều chỉnh giấy phép khai thác còn hơn 19 ha.

Ai chịu trách nhiệm trong các dự án titan? - Ảnh 1.

Dù đã tạm dừng nhưng các dự án titan đã băm nát bờ biển Bình Thuận Ảnh: ĐÌNH CHIÊU

Tuy nhiên, tháng 3-2014, khi Công ty Quang Thuận chưa lắp đặt hệ thống nước sạch đã vội lắp đặt hệ thống máy móc chuẩn bị khai thác nên người dân phản ứng dữ dội. Trước tình hình này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã chỉ đạo dừng dự án. Ông Võ Đại, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, thừa nhận đây là sai sót chủ quan của UBND tỉnh trong việc điều hành.

Nói về trách nhiệm để các dự án băm nát bờ biển Bình Thuận, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Thuận, phân bua: "Cái này kéo dài qua nhiều thời kỳ. Có dịp, sẽ trao đổi rõ hơn chứ tôi đang họp". Còn ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình (địa phương có nhiều mỏ titan của tỉnh Bình Thuận), thừa nhận việc quy hoạch rồi cấp phép cho các dự án titan đã làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác của địa phương. Về việc lấy ý kiến người dân trước khi cấp phép các dự án titan, ông Long khẳng định có lấy ý kiến người dân. "Có điều khi lấy ý kiến thì người dân không đi hoặc đi không hết. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nghiêm ngặt nhưng thực hiện không bài bản. Rõ ràng có phần trách nhiệm của nhà đầu tư" - ông Long nói.

Kiểm điểm nhiều cán bộ

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đinh Trung, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, đề nghị Thanh tra Chính phủ cần kiểm tra hoạt động cấp phép đối với các công ty khai thác titan. "Hơn 10 năm qua, hàng trăm hộ dân sống cạnh mỏ titan gửi đơn cầu cứu khắp nơi về việc titan đang hủy hoại môi trường, nguồn nước cạn kiệt. Vậy nhưng mỗi lần đối thoại với cử tri, chính quyền cấp tỉnh chỉ ghi nhận, hứa phản hồi sau. Nói một cách khách quan, chính quyền có dấu hiệu bao che" - ông Trung chỉ trích.

Trước tình trạng khai thác titan trái phép vẫn còn tiếp diễn, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Châu tại cuộc họp nghe báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát hồ sơ vi phạm hành chính đối với 3 doanh nghiệp (DN) khai thác titan tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định), gồm: Công ty TNHH Mỹ Tài, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Ban Mai và Công ty TNHH Tấn Phát (đều có trụ sở tại TP Quy Nhơn).

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu giám đốc Sở TN-MT chỉ đạo kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với phó giám đốc sở phụ trách lĩnh vực khoáng sản đã không làm hết trách nhiệm trong việc chỉ đạo, xử lý vi phạm hành chính đối với các DN khai thác titan trái phép. Yêu cầu chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, chủ tịch UBND xã Mỹ Thành và chủ tịch UBND một số xã kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo, xử lý DN khai thác titan trái phép. Đồng thời, kiểm điểm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đã thiếu trách nhiệm, không chặt chẽ trong quá trình tham mưu, xử lý vi phạm hành chính đối với các DN.

Không nên khai thác để xuất khẩu thô

Đầu tháng 8, hơn 10 nhà khoa học tại Việt Nam cùng ký vào đơn kiến nghị về quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Nội dung xoay quanh việc nên tạm ngưng khai thác quặng titan bởi đây là nguồn tài nguyên không tái tạo, rất quý giá, không nên khai thác để xuất khẩu thô như hiện nay mà hãy để dành nguồn nguyên liệu này cho thế hệ mai sau theo đúng chiến lực phát triển bền vững. Riêng tỉnh Bình Thuận hiện tại các cồn cát đỏ có diện tích nhỏ, tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nếu khai thác titan sẽ làm chồng lấn lên các ngành kinh tế khác như điện gió, điện mặt trời, du lịch, trồng rừng...

Các nhà khoa học kiến nghị cần tạo ra cơ chế chính sách ưu tiên để kêu gọi một số nhà đầu tư lớn, có năng lực tham gia công đoạn chế biến quặng titan với công nghệ cao.

"Nên tính toán chi li, lấy ngắn nuôi dài chứ không phải bóc ngắn cắn dài. Khai thác titan bán thô không phải là bài toán kinh tế có lợi lâu dài" - ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam - Thái Lan, thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lưu ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo