xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảng tên làm nên chuyện?

Phạm Hồ

Từ ngày 1-9, tiếp viên karaoke phải đeo thẻ, không được hát sau 0 giờ, cửa phòng không được chốt bên trong... Những quy định trên được nêu rõ trong Nghị định 54/2019/NĐ-CP.

Những quy định khá ngạc nhiên trên thực ra đã gây xôn xao dư luận hơn 1 năm trước đây khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trình dự thảo lên Chính phủ, bởi phi thực tế.

Có thể hiểu quy định trên nhằm tăng cường hơn nữa sự quản lý đối với loại hình giải trí khá nhạy cảm này. Từ một một phương tiện giải trí rất lành mạnh, chẳng mấy chốc bị khá nhiều ông chủ karaoke (và cả khách ham "vui vẻ") biến thành những bữa tiệc ăn chơi thác loạn, mại dâm... Nhưng vì đó mà đổ cho karaoke thì quả là oan ức. Bởi bất cứ trò giải trí nào khi bị đưa vào bốn bức tường thì đều rất dễ bị đẩy vượt qua các quy định pháp luật nhằm phục vụ thú ăn chơi.

Bida đâu có gì nhạy cảm song đã có bida "ôm". Uống bia trong phòng máy lạnh vốn lành mạnh, rồi cũng có nơi phải "một kèm một"! Thú vui tao nhã và đầy kiên nhẫn như câu cá mà còn phải có người mặc bikini móc mồi mới câu được nữa là! Thậm chí người móc mồi trở thành con mồi cho một cuộc câu kéo khác. Ví dụ như thế để thấy loại hình kinh doanh không hàm chứa điều gì nhạy cảm cả, chỉ có người sử dụng nó như thế nào mà thôi. Khi vi phạm pháp luật thì có những quy định cụ thể tương ứng xử lý chứ không thể ôm đồm đưa ra quy định mới mà chẳng có tác dụng gì. Trong ngữ cảnh này, nếu nhân viên karaoke phải đeo bảng tên, có hình ảnh thì nhân viên nhiều ngành nghề khác cũng bắt buộc phải thế.

Chiếc bảng tên của nhân viên karaoke liệu có ngăn được những trò thác loạn tại quán? Chắc chắn là không. Nó chỉ đủ để các cơ quan soạn thảo cảm thấy an tâm về trách nhiệm khi tự nhủ rằng mình đã có quy định. Những hành vi vi phạm xảy ra thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng địa phương, cơ quan quản lý địa bàn... Nói thẳng, những cơ quan này rành rẽ cơ sở karaoke nào lành mạnh hay không trá hình, tiếp viên làm gì trong phòng hát, đeo bảng tên trên áo nhưng áo có... trên người tiếp viên không!

Lại chuyện cái bảng tên. Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội đề xuất với UBND TP Hà Nội việc người chạy xe ôm, xe vận chuyển hàng phải đeo thẻ, tức là cái bảng có họ tên và hình chân dung. Lý giải, một lãnh đạo sở này cho rằng "quy định này sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo thói quen đi lại văn minh cho người dân (!?)". Cái biển tên không thể kham nổi những mục tiêu to tát mà lãnh đạo ngành giao thông mong muốn. Bao nhiêu cơ quan vào cuộc nhiều năm, tốn biết bao tiền của, công sức còn chưa thể thực hiện được nữa là.

Dù quy định về vấn đề gì, kỳ vọng ra sao cũng phải trọng tính thực tiễn. Cái đáng lo đối với người dân hiện nay không phải thiếu những quy định quản lý xã hội mà ngược lại, quá nhiều quy định khó áp dụng được. Những dự thảo quy định kiểu ghi tên các thành viên hộ gia đình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bán thịt trong vòng 8 giờ, xử phạt đội mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng... sớm chết yểu từ trên văn bản. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo