Sáng 14-11, người dân những vùng ven biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có nguy cơ chịu tác động của cơn bão số 13 sau bữa ăn tạm đã tức tốc đến các điểm trường, trụ sở chính quyền để tránh trú bão. Chính quyền địa phương đã sẵn sàng cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm để đón tiếp người dân.
Người dân vùng ven biển huyện Phú Vang đến tránh trú bão
Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã đi kiểm tra công tác di dời dân và phòng chống cơn bão số 13 tại huyện ven biển Phú Vang và Phú Lộc.
Tại điểm tiếp đón người dân đến tránh trú bão ở Trường THCS Thuận An, huyện Phú Vang, ông Lưu yêu cầu chính quyền địa phương đặc biệt đảm bảo an toàn tuyện đối cho người dân; sẵn sàng lương thực, thực phẩm cho những người trong thời gian họ đến tránh trú bão.
Một người phụ nữ mang theo các nhu yếu phẩm đến tránh bão
Ông La Phúc Thành, Bí thư Huyện ủy Phú Vang, cho biết toàn huyện dự kiến di dời khoảng 3.000 hộ dân; ngay từ sáng sớm nay huyện đã tiến hành di dời người dân ở các vùng xung yếu, ven biển của xã Phú Thuận và thị trấn Thuận An. Việc di dời, theo ông Thành hiện đã đạt được khoảng 90% so với kế hoạch và sẽ hoàn thành theo đúng mốc thời gian mà tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu.
Ông Lê Trường Lưu hỏi thăm người dân tránh trú bão ở Phú Vang
Dự kiến, tỉnh Thừa Thiên – Huế di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân với 65.890 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn. Tỉnh này yêu cầu người dân không ra đường từ 12 giờ trưa nay, thay vì 18 giờ như thông báo trước đó. Các địa phương cũng phải khẩn trương sơ tán, di dời dân cư trước 9 giờ ngày 14-11.
Tàu cá neo đậu tránh trú bão số 13. Mưa ở vùng này đã bắt đầu lớn.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang hứng chịu đợt lũ khiến hàng ngàn ngôi nhà đang ngập, nước chưa rút hết. Tuy nhiên, theo nhận định thì địa phương này tiếp tục đón thêm đợt lũ mới sau bão số 13 với lượng mưa phổ biến khoảng 150-300 mm, cá biệt có nơi trên 350 mm. Sông Hương dự báo mức lũ sẽ trên báo động 2 do các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong đó đặc biết nhất là Tả Trạch còn dung tích chứa khá lớn nên cắt lũ tốt. Trên sông Bồ dự báo đỉnh lũ không vượt báo động 3, sông Ô Lâu nước sẽ lên với đỉnh lũ cách đây ít ngày. Vì vậy, các vùng thấp ở Quảng Điền, Hương trà, Phong Điền, Phú Vang nguy cơ lại bị ngập lụt.
Ông Lê Trường Lưu (đội mũ cối, bìa phải) thăm hỏi những phụ nữ có con nhỏ đến tránh trú bão tại thị trấn Thuận An. Ông yêu cầu chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đối với những người này, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho họ trước, trong và sau bão số 13.
Ông Lê Trường Lưu cõng một cháu bé tại điểm tránh trú bão số 13 Trường THCS thị trấn Thuận An
Ông Lê Trường Lưu hỏi thăm những ngư dân vùng biển Phú Vang đến tránh trú bão
Một người dân vùng biển Phú Vang mang chăn màn, áo quần đến để ở lại điểm tránh bão số 13
Người dân xã biển Phú Thuận khóa cửa rời nhà đến điểm tránh trú bãi tập trung
Điểm tránh trú bão tập trung Niệm phật đường Hòa Duân, xã Phú Thuận
Ngành điện lực kiểm tra lại an toàn lưới điện ở xã Phú Thuận trước khi bão số 13 đổ bộ
Tàu cá neo đậu tại phá Tam Giang tránh trú bão số 13
Tàu cá ở Thừa Thiên - Huế vào nơi neo đậu ở phá Tam Giang
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức bắn pháo hiệu, kêu toàn bộ tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã vào neo đậu an toàn 2.062 chiếc/11.350 lao động phối hợp với các đơn vị, địa phương ven biển hướng dẫn tránh trú, neo đậu tại bến.
Thừa Thiên - Huế đã có 2.062 chiếc tàu cá với 11.350 lao động vào bờ tránh trú bão số 13 an toàn.
Lực lượng công an dùng bao tải cát để gia cố bờ biển xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Nhiều khu vực ở Thừa Thiên - Huế lũ vẫn chưa rút nhưng có nguy cơ đón đợt lũ mới sau bão số 13
Trước đó, sáng cùng ngày UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 13 (Vamco) và khẳng định bão đã đi vào nhanh hơn dự báo. Vì vậy, yêu cầu người dân không ra đường từ 12 giờ trưa nay, thay vì 18 giờ như thông báo trước đó. Các địa phương cũng phải khẩn trương sơ tán, di dời dân cư trước 9 giờ ngày 14-11.
Người dân thị trấn vùng biển Thuận An đến điểm tránh trú bão số 13
Dự kiến, tỉnh Thừa Thiên – Huế di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân với 65.890 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn.
Hiện, nhiều địa phương ven biển, vùng xung yếu của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang gấp rút di dời dân đến nơi an toàn. Tại thị trấn ven biển Thuận An, huyện Phú Vang, các cơ sở trường học đã mở cửa để sẵn sàng tiếp đón người dân đến tránh trú bão. Nhiều người dân thuộc diện di dời nơi đây đang bắt đầu rời nhà. Mưa cũng dần nặng hạt.
Người dân ven biển Thuận An, huyện Phú Vang đến điểm trường tránh bão số 13
Còn tại TP Huế, việc di dời dân cũng đang được tiến hành. Ông Đoàn Bình Lương, Phó Chủ tịch UBND phường An Cựu cho biết, sẽ có hơn 100 hộ với trên 500 nhân khẩu sẽ buộc di dời đến các nhà cao tầng và Trung tâm Giáo dục Thể chất ĐH Huế. Địa phương đã sẵn sàng lương thực, thực phẩm để hỗ trợ họ.
Người dân thị trấn vùng biển Thuận An đến điểm tránh trú bão số 13
Phường An Cựu cũng đã nắm danh sách, tình trạng sức khoẻ của 24 phụ nữ mang thai dự sinh trong tháng 11 và tháng 12 để có phương án hỗ trợ, di dời họ đến nơi an toàn trước bão. Ngoài ra, phường đã làm việc với các đại lý bán hàng tạp hoá, yêu cầu họ cam kết trữ một lượng lương thực, thực phẩm để chính quyền phòng chống bão, cứu trợ người dân khi cần thiết. Các công ty, doanh nghiệp vận tải trên địa bàn cũng được phường yêu cầu ký cam kết để sẵn sàng điều động phương tiện phòng chống bão, cứu hộ, cứu nạn người dân.
Người dân thị trấn vùng biển Thuận An đến điểm tránh trú bão số 13
Phường An Đông (TP Huế) cũng di dời 122 hô với 473 khẩu đến nơi tránh trú an toàn tại các nhà cao ráo, trụ sở phường và nhà văn hóa. Đây là những hộ ở nơi thấp trũng, nhà không an toàn, bán kiên cố, già cả neo đơn.
Cơn bão số 5 đổ bộ vào hồi tháng 9 đã làm cho hệ thống cây xanh ở TP Huế hư hỏng rất lớn. Vì vậy, trước cơn bão số 13, ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế, cho biết đơn vị đã huy động tất cả lực lượng, phương tiện để rà soát, xử lý cây xanh.
Cây xanh trên đường phố Huế được cắt dựng kể từ sau bão số 5
Ông Chinh cũng cho biết đơn vị này cũng tích cực phối hợp với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế rà soát, xử lý các cây xanh có nguy cơ gãy đổ, ảnh hưởng đến hệ thống đường điện, đảm bảo an toàn trước mưa bão.
Bình luận (0)