xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão số 4 (Noru): Cuốn trôi cầu sắt, hơn 330 hộ dân Quảng Trị bị cô lập

NHÓM PHÓNG VIÊN

(NLĐO) - Sau khi đổ bộ vào đất liền từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi lúc 4 giờ ngày 28-9 với sức gió mạnh nhất giật cấp 13, bão số 4 đã khiến nhiều nơi ngập sâu, cây xanh bật gốc, nhà tốc mái. Phóng viên Báo Người Lao Động đang có mặt ở các điểm nóng.

10:35 ngày 28/09/2022

Bình Định: Mất điện trên diện rộng

Sáng 28-9, tại Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 đặt tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh để đánh giá công tác phòng chống bão số 4.

undefined - Ảnh 1.

Nhiều địa phương ở tỉnh Bình Định bị mất điện trong cơn bão số 4

Báo cáo của Thường trực Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh Bình Định và đại diện các sở, ngành, địa phương ở tỉnh này cho thấy, công tác phòng chống bão số 4 được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Tính đến thời điểm này, bão không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Lượng mưa trong 2 ngày qua cũng rất thấp, không gây ngập úng; hồ thủy lợi, thủy điện an toàn. Toàn bộ tàu cá hoạt động trên biển đã di chuyển ra ngoài khu vực đường đi của bão, các tàu neo đậu tại các nơi tránh trú đều an toàn.

Tuy vậy, vẫn xảy ra tình trạng mất điện tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định. Cụ thể, đến sáng 28-9, có 42 xã, phường ở thị xã Hoài Nhơn và các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn bị mất điện. Điều này cho thấy, công tác phòng chống bão số 4 vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Phạm Anh Tuấn đánh giá cao sự chủ động, tích cực của các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong công tác ứng phó với bão. Các sở, ngành, địa phương phải rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành phòng chống bão, rà soát, tính toán lại phương án PCTT-TKCN, có sự thay đổi cơ bản trong công tác PCTT-TKCN.

undefined - Ảnh 2.

Cán bộ Công ty Điện lực Bình Định kiểm tra hệ thống điện trước khi bão số 4 vào đất liền

Ông Phạm Anh Tuấn yêu cầu các địa phương trong tỉnh tiếp tục cấm biển, không để ngư dân ra khơi đến khi có thông báo mới. Chiều nay 28-9, cán bộ, công nhân, viên chức trở lại làm việc bình thường. Các địa phương huy động lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển vật dụng, tàu thuyền trở lại để tiếp tục lao động, sản xuất. Ngành chức năng phải nhanh chóng khắc phục thiệt hại do bão gây ra, nhất là đối với hệ thống điện, nhanh chóng cung cấp điện phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh…

Theo Công ty Điện lực Bình Định, đến 7 giờ sáng 28-9, toàn tỉnh Bình Định xảy ra 22 sự cố khiến 564/4.614 trạm biến áp bị mất điện với hơn 64.000 khách hàng tại 42 xã, phường bị ảnh hưởng. Các Điện lực Phù Cát, Phù Mỹ, Bồng Sơn và Hoài Ân là những đơn vị bị thiệt hại nặng do bão số 4 gây ra.

08:57 ngày 28/09/2022

Lý Sơn: Thiệt hại hàng chục tỉ đồng

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), huyện Lý Sơn có khoảng 250 nhà dân bị tốc mái, các cơ sở thờ tự, công trình văn hóa bị tốc mái hư hại.

Về nông nghiệp, tổng diện tích thiệt hại vụ hành hè - thu là 70ha, thiệt hại 100%. Ước tính khoảng 37,5 tỉ đồng. Diện tích đất canh tác của nhân dân bị bồi lấp, chảy siết khoảng 30ha gây thiệt hại ước khoảng 6 tỉ đồng.

Nuôi trồng thủy sản không bị thiệt hại. Hệ thống cây xanh cảnh quan trên địa bàn huyện bị đổ gãy thiệt hại trên 70%, ước thiệt hại 10 tỉ đồng.

undefined - Ảnh 1.

Về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đường cơ động phía Đông Nam đảo bị sóng đánh làm hư hỏng một số điểm cống thoát nước, bong tróc mặt đường, đồng thời sóng lớn cũng đã đẩy một lượng đá sạn lên mặt đường làm ách tắc giao thông. Trụ sở cơ quan, trường học bị tốc mái; các hệ thống panô, áp phích và cổng chào trên địa bàn huyện bị ngã đổ. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng bị hư hỏng. Huyện Lý Sơn bị mất điện trên toàn huyện từ rạng sáng ngày 28-9. Tổng thiệt hại do bão số 4 gây ra tại huyện Lý Sơn là 62,8 tỉ đồng. Rất may, không có thiệt hại về người.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lý Sơn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng xung kích, các đồng chí được phân công từng địa bàn các thôn, tập trung kiểm kê, giúp nhân dân khắc phục nhà cửa bị thiệt hại và sớm ổn định đời sống. Ra quân dọn vệ sinh môi trường, thu gom cây xanh ngã đổ đảm bảo giao thông thông suốt.

undefined - Ảnh 2.

Bão số 4 đổ bộ vào Lý Sơn với sức gió cấp 10 -11, giật cấp 12,13 kèm theo mưa to kéo dài nên đã gây thiệt hại cho người dân trên đảo. 

Theo thống kê ban đầu của huyện Lý Sơn, mưa bão đã khiến hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều phương tiện tàu cá bị sóng đánh chìm, hàng ngàn cây xanh bị đổ gãy, gần 15 ha hành tím bị hư hại ngập úng. …..

undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.

Bão đi qua chính quyền huyện đã chỉ đạo các tổ công tác xuống cơ sở để nắm tình hình và thống kê thiệt hại, đồng thời phân công lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa và các công trình phúc lợi khắc phục hậu quả sau bão. 

 Hiện nay, các lực lượng trên đảo đang thu dọn cây xanh bị ngã đổ các vật dụng bị mưa bão thổi bay, sửa chữa nhà cửa……để tạo điều kiện lưu thông đi lại và ổn định cuộc sống người dân.

8580300429219569614

8885938325892778267

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, sáng 28-9 cho hay theo thống kê sơ bộ, hiện Lý Sơn có khoảng 250 căn nhà bị tốc mái, 7 tàu cá bị chìm, 50 ha hành bị thiệt hại hoàn toàn, nhiều cây cối ngã đổ...

"Huyện Lý Sơn đang tiếp tục thống kê thiệt hại. Nhiều khả năng sẽ ghi nhận thêm nhiều nhà dân khác bị hư hại, tốc mái do bão số 4" - bà Hương cho biết thêm.

undefined - Ảnh 7.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, thông tin tính đến 7 giờ sáng nay 28-9, tỉnh chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do bão số 4. Tuy nhiên, bước đầu ghi nhận rất nhiều nhà dân trên địa bàn tỉnh bị tốc mái, hư hỏng. Hiện các địa phương đang tập trung lực lượng giúp dân, xử lý cây cối hư hỏng, ngã đổ.

undefined - Ảnh 8.

Tàu cá ở Lý Sơn bị chìm do bão

08:46 ngày 28/09/2022

Quảng Trị: Cầu sắt bị cuốn trôi, hơn 330 hộ dân bị cô lập hoàn toàn

Sáng 28-9, ông Trần Văn Tặng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), cho biết mưa lớn, nước suối dâng cao đã cuốn trôi chiếc cầu tạm bằng sắt nối thôn Thúc và thôn Cây Tăm vào rạng sáng cùng ngày.

Cầu bị cuốn trôi khiến hơn 330 hộ dân với gần 1.400 nhân khẩu trên địa bàn xã này đã bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. 

Tại địa phương này, hiện vẫn xảy ra mưa lớn, gió thổi mạnh.

Sáng cùng ngày, Chi nhánh Công ty CP đầu tư Điện lực 3 có văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị về việc mở cửa van xả nước đập hồ chứa nhà máy thủy điện Đakrông 1 (huyện Đakrông) để bảo đảm an toàn và chống ngập cục bộ phía thượng lưu đập.

Thời gian xả lũ bắt đầu vào lúc 7 giờ 45 ngày 28-9 và lưu lượng nước xả qua cửa van dự kiến hơn 51 m3/s.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.


08:36 ngày 28/09/2022

Quảng Nam: Nhiều trường học huyện Duy Xuyên, Quế Sơn tốc mái

Tỉnh Quảng Nam đến thời điểm này chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Thông tin từ các địa phương báo về cho thấy nhiều trường học trên địa bàn huyện Duy Xuyên, Quế Sơn bị tốc mái.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

Nhiều trường học bị tốc mái, cơ sở vật chất hư hại

Tại TP Tam Kỳ, mưa lớn đã khiến một số tuyến đường bị ngập cục bộ, giao thông đi lại khó khăn.

undefined - Ảnh 4.
undefined - Ảnh 5.

Đường phố tại TP Tam Kỳ ngập nước sau bão

undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.

Hàng quán bị thiệt hại vật chất

08:24 ngày 28/09/2022

Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi: Người dân trở về nhà

Sáng 28-9, lực lượng công an, quân đội và chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được triển khai tới thôn Khánh Mỹ và Mai Vĩnh, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang để cắt tỉa cây ngã đổ, giúp dân thu dọn nhà cửa bị bão làm tốc mái. 

1390271763481469742

Khu làng Mai Vĩnh, Khánh Mỹ nằm ven biển tơi tả sau bão với những ngôi nhà "rách nát", tốc mái, đổ sập. Họ vẫn chưa hết thất thần khi nhớ lại khoảnh khắc khi cơn lốc trước bão Noru ập vào.

5034619293564871215

Trước đó, khoảng 23 giờ 30 phút tối 27-8, khi những người dân đang nín thở đón bão thì một luồng gió từ biển thổi vào. Mọi người hoảng sợ khi nghe tiếng ngói rơi, tiếng tồn lợp mái va đập và cuốn phăng. Trong những ngôi nhà, người dân chỉ biết ôm nhau, nép mình bên góc tường, chỗ an toàn tránh ngói rơi. 

Đại tá Hoàng Văn Nhân, Chính uỷ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế trả lời báo chí

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang

Theo UBND huyện Phú Vang, có đến 66 nhà bị tốc mái hoàn toàn, một ngôi nhà bị đổ sập, một số nhà thờ tự cũng bị hư hỏng và 3 người bị thương nhẹ.

undefined - Ảnh 5.
undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.
undefined - Ảnh 9.
undefined - Ảnh 10.
undefined - Ảnh 11.
undefined - Ảnh 12.

Sáng sớm 28-9, tại Thừa Thiên - Huế, mưa và gió đã nhẹ hơn, trời tạnh ráo. Người dân dần trở lại nhịp sống thường ngày. 

Tại những khu sơ tán tập trung, người dân đã gói gém đồ đạc, hành trang mang theo khi chạy bão để trở về nhà. 

undefined - Ảnh 13.
undefined - Ảnh 14.
undefined - Ảnh 15.

Người dân ở khu sơ tán tập trung đã gói ghém đồ đạc, chuẩn bị trở về nhà sau bão

Bà Trần Thị Hương vui mừng khi bão đã tan, giữ được an toàn cho gia đình và bản thân

undefined - Ảnh 17.
undefined - Ảnh 18.

Quảng Ngãi tổ chức đưa người dân, đặc biệt là người yếu thế, trở về nhà

04:19 ngày 28/09/2022

Bão số 4 đã đổ bộ vào Đà Nẵng - Quảng Nam

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 4 lúc 4 giờ ngày 28-9 ở vào khoảng 15,8 độ vĩ Bắc, 108,1 độ kinh Đông, nằm giữa Đà Nẵng và Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (103-117 km/giờ), giật cấp 13.

undefined - Ảnh 1.

Ảnh mây vệ tinh của bão số 4 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đông Hà có gió giật cấp 6; Đồng Hới có gió giật cấp 7; Nam Đông có gió giật cấp 9; Đà Nẵng có gió giật cấp 8; Tam Kỳ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; Trà My có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Quảng Ngãi có giật cấp 7; An Nhơn có gió giật cấp 7; Tuy Hoà có gió giật cấp 7; An Khê có gió mạnh cấp 6; Pleiku có gió giật cấp 8.

Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 27-9 đến 3 giờ ngày 28-9 có nơi trên 200 mm như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 278 mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 201,6 mm, Hồ Thái Xuân (Quảng Nam) 310,6 mm,  Trà Phú (Quảng Ngãi) 230,8 mm.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

04:01 ngày 28/09/2022

Bão số 4 cách Đà Nẵng khoảng 20 km, Quảng Nam khoảng 37 km, Quảng Ngãi 98 km

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 4 lúc 3 giờ ngày 28-9 ở vào khoảng 15,9 độ vĩ Bắc, 108,4 độ kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 20 km, cách Quảng Nam khoảng 37 km về phía Đông, cách Quảng Ngãi khoảng 98 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133 km/giờ), giật cấp 14.

undefined - Ảnh 1.

Ảnh mây vệ tinh của bão số 4 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đồng Hới có gió giật cấp 7; A Lưới có gió giật cấp 9; Đà Nẵng có gió giật cấp 8; Tam Kỳ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Trà My có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Quảng Ngãi có giật cấp 7; Quy Nhơn có gió giật cấp 7; Tuy Hoà có gió giật cấp 7; An Khê có gió mạnh cấp 6; Pleiku có gió giật cấp 8.

Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 27-9 đến 2 giờ ngày 28-9 có nơi trên 170 mm như: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 254,2 mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 174,6 mm, Hồ Thái Xuân (Quảng Nam) 258,4 mm,  Trà Phú (Quảng Ngãi) 199,2 mm.

Dự báo, trong 3 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.

03:15 ngày 28/09/2022

Gia Lai cũng đang chịu ảnh hưởng của bão Noru

Tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai gió lớn kèm theo mưa đã quật ngã nhiều cây lớn ở dường Tăng Bạt Hổ, Lê Duẩn... và hất văng nhiều dù bạt, hàng quán của người dân.

undefined - Ảnh 1.

Cây ngã trên một tuyến đường ở TP Pleiku do bão Noru

undefined - Ảnh 2.

Nước tràn vào nhà dân

Tại phường Hội Phú, mưa lớn kéo dài đã khiến nước các sông, suối lên cao chảy tràn vào nhà dân. Mặc dù mưa lớn, nhưng khu vực chợ đêm TP Pleiku vẫn có đông thiểu thương mua bán, hoạt động.

Gia Lai cũng chịu ảnh hưởng của bão Noru

01:49 ngày 28/09/2022

Kon Tum: Di dời 9 điểm dân cư trong vùng nguy hiểm

Trưa 28-9, bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cho biết do ảnh hưởng của bão số 4 nên cầu Đăk Long, trên Quốc lộ 14, thuộc xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei đã ngập sâu gần 1m, khiến giao thông bị tắc.

Theo đó, từ khoảng 7 giờ 30 sáng nay, tại vị trí này, nước dâng cao, nhiều xe chạy theo hướng Nam-Bắc và ngược lại phải xếp hàng dài hai bên cầu. Hiện xe từ Kon Tum lên huyện Đắk Glei để về Quảng Nam và ngược lại đều phải dừng lại 2 bên cầu. Có thời điểm, đoàn xe phải dừng kéo dài cả km. Huyện Đăk Glei đã thành lập 2 tổ để đứng 2 bên cầu nhằm không cho người dân, xe cộ qua lại.

Tại suối Đăk Long, nước vẫn dâng cao nên khả năng cầu Đăk Long còn tiếp tục ngập sâu.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.

Đến 1 giờ sáng 28-9, UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có thêm 9 điểm dân cư trong vùng nguy hiểm buộc phải di dời với tổng số 48 hộ/181 nhân khẩu của 4 xã gồm Đăk Sao: 16 hộ/72 nhân khẩu; xã Đăk Na: 14 hộ/54 nhân khẩu; xã Ngọc Lây: 14 hộ/55 nhân khẩu và xã Văn Xuôi: 1 hộ/4 nhân khẩu. 

undefined - Ảnh 3.

Người dân được di dời đến điểm an toàn

Như vậy, tổng số dân cư đã di dời trên toàn huyện Tu Mơ Rông 68 hộ/333 nhân khẩu/6 xã. Ngoài ra, tại điểm dân cư thôn Tam Rin, xã Ngọk Yêu (50 hộ/226 nhân khẩu), UBND huyện này cũng đang theo dõi sát tình hình, phân công lực lượng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân, xây dựng phương án di dời cụ thể và triển khai đến các lực lượng tại thôn nắm, phối hợp thực hiện khi có tình huống.

undefined - Ảnh 4.
undefined - Ảnh 5.
undefined - Ảnh 6.

23:22 ngày 27/09/2022

Quảng Bình: Mưa lớn khiến nhiều bản làng bị cô lập, chia cắt

Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, từ sáng nay, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Bình đã có mưa lớn khiến nước sông dâng cao, gây ngập sâu và chia cắt.

Tại huyện Minh Hóa, mưa to từ chiều tối qua đến sáng nay đã khiến nước trên thượng nguồn sông Gianh dâng cao, gây ngập nhiều ngầm tràn, chia cắt các bản làng thuộc xã Dân Hóa và Trọng Hóa.

Tại ngầm Ka Ai, xã Dân Hóa, nước dâng cao cũng đã gây ngập từ 0,7-1,2m, chia cắt cục bộ bản Hà Nông, Tà Rà và một phần bản Ka Ai.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.

Nước lũ đổ về cũng gây ngập một số ngầm tràn tại xã Trọng Hóa, nước dâng cao từ khoảng 0,3-0,8m, chảy xiết, các phương tiện xe máy, ô tô không qua lại được, gây cô lập nhiều bản làng.

Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã cắm biển cảnh báo, đồng thời bố trí lực lượng túc trực để ngăn người dân và phương tiện không đi lại khu vực nguy hiểm, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Trung tá Hồ Đức Minh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhật Lệ (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình), xác nhận khoảng 21 giờ ngày 27-9, tại khu vực bờ biển xã Quang Phú, TP Đồng Hới, lực lượng chức năng và người dân đã tìm thấy thi thể ngư dân N.Đ.N (SN 1972; ngụ xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch).

Trước đó, sáng 26-9, Đồn Biên phòng Nhật Lệ tiếp nhận tin báo của ông Hồ Văn Hờn, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá QB 92005.TS về việc một ngư dân của tàu gặp nạn. Theo đó, trong lúc tàu của ông N.Đ.N cùng 6 ngư dân di chuyển về cảng Gianh để tránh trú bão, khi cách cửa Nhật Lệ khoảng 2 hải lý thì ngư dân N.Đ.N không may bị rơi xuống biển, mất tích.

Sau khi tìm thấy thi thể ngư dân, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định, bàn giao thi thể cho gia đình đưa về quê an táng theo phong tục địa phương.

23:16 ngày 27/09/2022

Quảng Nam: Người dân kiểm tra nhà cửa sau đêm dài trốn bão

Tại tỉnh Quảng Nam, đến khoảng 10 giờ sáng 28-9, trời tạnh ráo và bắt đầu có nắng nhẹ. Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam cập nhật lúc 10 giờ sáng 28-9, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh ghi nhận thiệt hại ban đầu do bão số 4 gây ra. 

3487711992893975528

110075571519602624

Về nhà ở, có 72 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Phú Ninh 11 nhà, Hiệp Đức 25 nhà, Phước Sơn 13 nhà, Bắc Trà My 22 nhà, Tây Giang 1 nhà); 7 trụ sở làm việc của công an tỉnh và các địa phương bị thiệt hại; 2 trường học bị tốc mái, hư hỏng tại huyện Quế Sơn. Nhiều diện tích nông nghiệp, ao nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, ngập úng cục bộ…

Ngoài ra, UBND TP Hội An báo cáo tại địa phương có khoảng 100 nhà bị tốc mái (nhà chính, mái hiên, bếp); rau màu hư hại khoảng 100 ha; bờ biển Cửa Đại sạt lở 100m; khoảng 400 cây xanh ngã đổ, gãy; ngã đổ 10 cột điện…

undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.
undefined - Ảnh 5.

UBND huyện Phước Sơn huy động lực lượng lợp lại nhà cho người dân

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Nam, tính tới 5 giờ sáng 28-9, bão số 4 đã gây thiệt hại về nhà cửa, công trình công cộng, nông nghiệp...

undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.
undefined - Ảnh 9.
undefined - Ảnh 10.
undefined - Ảnh 11.
undefined - Ảnh 12.
undefined - Ảnh 13.

Cụ thể, 1 nhà với 17 nhân khẩu (nhà sơ tán ở xen ghép) ở xã Tam Phú, TP Tam Kỳ bị tốc mái hoàn toàn. 

Tại Đồn Biên phòng 276 (Cù Lao Chàm), nhà chỉ huy, nhà ở cán bộ chiến sỹ bị tốc mái hơn 50%, cây cối ngã đổ hơn 70%...

3241243593275261773

2053353313965215822

Lực lượng CSGT TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) thu dọn cây xanh ngã đổ

Tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành có 1 ghe bị chìm; 4 tàu vận tải và 1 tàu câu mực neo đậu tại phao luồng số 19 Luồng cảng Kỳ Hà bị rê neo và mắc cạn tại khu vực luồng phao số 17 gần xã đảo Tam Hải...

Sáng 28-9, lực lượng CSGT TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã triển khai phân luồng phương tiện, đồng thời thu dọn cây xanh để thông tuyến đường tránh Quốc lộ 1. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa kèm theo gió mạnh, nhiều địa phương bị mất điện từ khuya 27-9.

Tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đến 6 giờ 30 phút hôm nay, 28-9, vẫn còn các trận gió lớn rít mạnh, trời đổ mưa lớn. Tại xã Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Giang..., nhiều pa-nô, bảng hiệu và cây trồng của người dân bị gió quật đổ, gãy.

undefined - Ảnh 17.

Bão vừa đi qua xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành

Tâm bão

Rất nhiều người dân dù trải qua đêm dài mất ngủ vì lo lắng khi bão đổ bộ đã bước đầu ra ngoài kiểm tra tình hình thiệt hại bước đầu. Hiện tình hình của 3 ngư dân bị mắc kẹt trên thuyền trong khu vực neo đậu của Hải Đội 2, thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành vẫn đang được lực lượng chức năng theo dõi chặt chẽ.

Tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), khoảng 3 giờ 30 phút đến 4 giờ sáng, bão đổ bộ và liên tục quần thảo khiến một số nhà dân bị tốc mái, cây xanh bị bật gốc nằm la liệt. Trên tuyến đường tránh Quốc lộ 1 (đường Nguyễn Hoàng), cây xanh bật gốc khiến giao thông bị gián đoạn 1 chiều theo hướng từ Bắc vào Nam. 

Lúc 2 giờ sáng 28-9, Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam, cho biết đang tìm cách tiếp cận 3 ngư dân bị mắc kẹt trên thuyền trong khu vực neo đậu của Hải Đội 2, thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành. 

Theo thông tin ban đầu, trước khi bão đổ bộ, 3 ngư dân trên đã được lực lượng chức năng đưa ra khỏi thuyền, lên bờ. Tuy nhiên, sau đó các ngư dân quay trở lại thuyền. Đến khoảng 0 giờ 30 phút, những người này thấy gió mạnh, nổ máy để điều chỉnh thuyền thì lực lượng Hải đội 2 phát hiện nhưng không thể tiếp cận do gió quá lớn. Thuyền của các ngư dân này là loại nhỏ, rất dễ lật khi gặp sóng lớn.

Trước đó, từ tối 27-9, trời có mưa lớn và gió mạnh dần. Theo ghi nhận vào lúc 23 giờ tối 27-9, nhiều khu vực ở Quảng Nam có mưa to, gió rít từng đợt khá dữ dội.

"Mưa rơi không ngớt kèm theo gió rít đập liên tục khiến mọi người có cảm giác bất an" - một người dân nằm trong vùng tâm bão tại TP Tam Kỳ chia sẻ.

Lúc 23 giờ 45 phút, tại Quảng Nam mưa to kèm theo gió rít mạnh dần, một số khu vực ghi nhận tình trạng cây cối ngã đổ.

Clip: Mưa to kèm theo gió lớn tại Quảng Nam

Ông Ngô Xuân Thế, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện A Vương (tỉnh Quảng Nam), cho biết từ 22 giờ đêm 27-9, mưa trên lưu vực A Vương rất to, lưu lượng về hồ tăng nhanh. Lúc 23 giờ 15 phút đạt mức 519,47 m3/s; lúc 23 giờ 30 phút lên đến 1.057,84 m3/s. Hiện mực nước hồ đạt 363,85 m dung tích trống của hồ còn 130,61 triệu m3. Hiện đã mất điện lưới tại đập.

21:51 ngày 27/09/2022

Quảng Trị: Nhiều đập thủy điện vượt tràn hơn 2m

Tại huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) trong sáng nay 28-9 nước suối dâng cao đã chia cắt hàng loạt ngầm, tràn tại các xã A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang. 

Theo ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông, có nơi nước dâng qua ngầm, tràn hơn 1m, chảy rất xiết. "Từ tối hôm qua, chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền các địa phương trên cử lực lượng chốt giữ, yêu cầu người dân không đi qua các ngầm, tràn, khu vực nguy hiểm"- ông Châu nói.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

Trong một diễn biến khác, trong sáng nay 27-9, nhiều đập thủy điện dọc theo sông Đakrông đã vượt tràn hơn 2m và đang có xu hướng dâng cao. Huyện này đã tiến hành di dời các hộ dân vùng thấp trũng đến nơi an toàn để đề phòng ngập lụt.

1881220940027048139

1881220940027048139

Đến 7 giờ ngày 28-9, tại tỉnh Quảng Trị vẫn còn gió giật mạnh, mưa rải rác. Nhiều ngầm, tràn qua suối ở miền núi tỉnh này bị nước dâng, chia cắt như cầu tràn thôn Trùm, xã Ba Tầng và đập tràn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa). 

Cầu tràn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bị nước dâng chia cắt

Trong sáng nay, chính quyền địa phương đã cử lực lượng dân quân, quân sự chốt giữ để đảm bảo an toàn cho người dân.

undefined - Ảnh 7.

Đến 5 giờ 30 phút ngày 28-9, tại các xã vùng biển bãi ngang tỉnh Quảng Trị vẫn đang mất điện, gió giật từng cơn kéo dài. 

 Trong 24 giờ qua, địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 100-120mm, một số nơi cao hơn như Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Linh) 257mm, thị xã Quảng Trị 191mm, Tà Rụt(huyện Đakrông) 184mm. Mực nước các sông trên địa bàn tỉnh hầu hết đang ở mức dưới báo động 1.

Gió bắt đầu giật mạnh tại Quảng Trị, lúc 21 giờ 30 phút ngày 27-9, ghi nhận tại vùng biển bãi ngang huyện Triệu Phong, gió bắt đầu thổi mạnh, sóng biển dâng cao và có mưa nhỏ. Đến tối nay, tỉnh này đã di dời hơn 4.000 hộ dân với gần 13.000 nhân khẩu ở vùng nguy hiểm, trong đó có hàng trăm hộ dân ở vùng bãi ngang huyện Triệu Phong đến nơi an toàn để tránh trú bão Noru.

Gió bắt đầu nổi lên ở Quảng Trị

undefined - Ảnh 10.
undefined - Ảnh 11.

Cây ngã đổ

 Trong khi đó, thượng tá Nguyễn Thanh Tiềm, Chính trị viên Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị), cho biết đã hoàn tất việc sơ tán người dân, cán bộ trên đảo. Đến tối 27-9, có gần 350 người dân, cán bộ đã được đưa vào 2 hầm trú bão trên đảo an toàn. Trên đảo Cồn Cỏ lúc này gió giật khoảng cấp 7 - 8.

clip  gió bão  Quảng Trị


21:48 ngày 27/09/2022

Đà Nẵng: Gió giảm cường độ, người dân không nên ra đường.

Ghi nhận lúc 6 giờ 40, tại ven biển Đà Nẵng khu vực quận Sơn Trà, gió dù giảm cường độ nhưng vẫn rất lớn. Người dân vẫn được khuyến cáo không nên ra đường.

undefined - Ảnh 1.

Đêm qua, Đà Nẵng có 2 nhà tốc mái. Một dãy tường học bị đổ. Trong đêm, Đà Nẵng có 1 trường hợp cấp cứu phụ nữ chuyển dạ, phải dùng xe chuyên dụng, nay đã an toàn.

Ghi nhận lúc 4 giờ 55 phút, nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng ngập sâu, cây xanh bật gốc, nhà tốc mái. 

Bão số 4 đang áp sát, quần thảo Đà Nẵng

Báo cáo ban đầu cho thấy hơn 75 cây xanh bật gốc; nhiều tuyến phố  như Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Đống Đa,... ngập nặng; một số nhà dân bị tốc mái, rất may là các cư dân đã đi sơ tán đến nơi an toàn. 

Bão số 4 cũng ảnh hưởng hệ thống điện trên địa bàn Đà Nẵng, gây mất điện diện rộng, ảnh hưởng gần 8.000 khách hàng. Trong đó, 172 trạm biến áp ngừng hoạt động, hiện mới khôi phục được 89 trạm. 

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nêu 3 kinh nghiệm "vàng" trong việc công tác phòng chống bão Noru

Ngay thời điểm này, mưa vẫn lớn, gió mạnh, mực nước biển dâng cao. Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng đã sẵn sàng 4 xe thiết giáp, trong đó có một xe lội nước để lên đường làm nhiệm vụ trong bão.

Siêu bão Noru sắp đổ bộ, TP Đà Nẵng bắt đầu gió to, mưa lớn, nhiều người dân dù đã trú ẩn kiên cố nhưng nghe gầm rú ai cũng thấy kinh hoàng.

Ghi nhận của phóng viên, từ 23 giờ 30 , Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện gió mạnh trở lại. Mưa to, gió lớn cũng khiến nước sông Hàn dâng cao, mấp mé mố cầu. Hiện tại, đèn đường trên nhiều tuyến phố đã tắt.

Clip mưa to, gió lớn cũng khiến nước sông Hàn dâng cao, mấp mé mố cầu


Trước đó,trao đổi với PV Người Lao Động lúc 23 giờ 15, anh Trần Văn Quế (SN 1990, ngụ quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) - cho biết anh và toàn bộ các thành viên trong gia đình đã trú ngụ an toàn tại ngôi nhà 3 tầng rất kiên cố, nhưng cũng nghe thấy được sức gió kinh hoàng quần quật bên ngoài kèm theo mưa lớn. 

undefined - Ảnh 5.

Hiện tại sức gió ở TP Đà Nẵng rất lớn, nhìn ra ngoài, thấy cây cối bị quật đổ, nhà cửa cấp 4 xung quanh tốc mái khiến anh Quế và nhiều người "thót tim". Gia đình anh ở nhà ở gần biển dù có thực hiện các biện pháp chằng chống trước bão, anh cũng cảm thấy rất lo sợ. Trước đó, được lệnh di tản của địa phương, nhiều hộ dân xung quanh lập tức đến nơi trú ẩn an toàn, chỉ kịp mang các đồ dùng thiết yếu nhất và giấy tờ tùy thân."Dường như bão đã vào, tôi thực sự cảm thấy kinh hoàng trước sức mạnh của cơn bão này. Tôi mong rằng, bão có thể suy yếu và mọi người được an toàn khi bão đi qua" – anh Quế bày tỏ.Trong khi đó, thời điểm này, một số tuyến phố ở Đà Nẵng cũng đã xảy ra hiện tượng ngập cục bộ, như đường Trần Phú, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi....

undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.
undefined - Ảnh 9.
undefined - Ảnh 10.
undefined - Ảnh 11.
undefined - Ảnh 12.

Tối 27-9, Tổng đài 1022, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho biết đã công bố các số điện thoại cần biết, phục vụ ứng phó bão Noru tại thành phố.

Thông tin chi tiết như sau: 

undefined - Ảnh 13.
undefined - Ảnh 14.
undefined - Ảnh 15.
undefined - Ảnh 16.
undefined - Ảnh 17.

Bên cạnh công bố các số điện thoại nêu trên, Tổng đài 1022 cho biết sẽ hoạt động xuyên suốt bão Noru (người dân gọi 0236 1022 hoặc *1022).

Tổng đài 1022 có chức năng giải đáp thông tin tình hình bão; Tiếp nhận các thông tin sự cố do bão NORU gây ra và chuyển cơ quan chức năng xử lý, hỗ trợ kịp thời.

Tổng đài sẽ tiếp tục bổ sung, cập nhật các số điện thoại cần thiết phục vụ người dân.

Đến 21 giờ 40 phút, tại Đà Nẵng, trời bất ngờ ngưng gió. Tuy nhiên, chừng 20 phút sau trời nổi gió trở lại.  Nhiều người lo ngại đây là động thái chuẩn bị cho trận cuồng phong sắp đến. Tuy nhiên, dù chưa đổ bộ vào đất liền, bão Noru cũng đã tạo gió to, mưa lớn khiến nhiều cây cối ngã đỗ. Một số khu vực tại Đà Nẵng bị ngập úng cục bộ do mưa lớn. Ghi nhận của Báo Người Lao Động vào thời điểm hiện tại:

undefined - Ảnh 18.
undefined - Ảnh 19.
undefined - Ảnh 20.
undefined - Ảnh 21.

Cây ngã đổ

undefined - Ảnh 22.
undefined - Ảnh 23.

Một số tuyến đường bắt đầu ngập nước

21:47 ngày 27/09/2022

Thừa Thiên Huế: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm hỏi người dân sơ tán bão

Sáng 28-9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai đã đến thăm hỏi, động viên người dân sơ tán bão tại Trường THCS Thuận An, phường Thuận An, TP Huế.

9095159154106142647

1118920384354653135

8899728721661368747

1689987068353679883

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra khu vực bờ kè thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang. Tại đây, Phó Thủ tướng đã nghe chính quyền địa phương, lực lượng bộ đội biên phòng báo cáo về tình hình phòng chống bão Noru và những thiệt hại do bão gây ra. Phó Thủ tướng đã thăm hỏi, động viên người dân, lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống bão. 

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị khẩn trương rà soát thiệt hại, tổng hợp số liệu, báo cáo kịp thời và khắc phục. Đồng thời, phải theo dõi các diễn biến của hoàn lưu bão. Chính quyền địa phương thăm hỏi, động viên người dân ở các khu sơ tán.  

undefined - Ảnh 5.
undefined - Ảnh 6.
undefined - Ảnh 7.
undefined - Ảnh 8.
undefined - Ảnh 9.

Phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiều nhà tốc mái, cột điện hạ thế gãy đổ. Khoảng 40 nhà bị tốc mái, trong đó có nhiều nhà bị tốc mái hoàn toàn. Ngoài ra 2 cột điện hạ thế bị gãy đổ, gây mất điện.

undefined - Ảnh 10.
undefined - Ảnh 11.
undefined - Ảnh 12.
undefined - Ảnh 13.
undefined - Ảnh 14.
undefined - Ảnh 15.
undefined - Ảnh 16.
undefined - Ảnh 17.
undefined - Ảnh 18.
undefined - Ảnh 19.
undefined - Ảnh 20.
undefined - Ảnh 21.
undefined - Ảnh 22.

Còn tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, bão cũng làm nhiều nhà dân tốc mái. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đang điều động lực lượng xuống giúp dân khắc phục hậu quả bão.

undefined - Ảnh 23.
undefined - Ảnh 24.
undefined - Ảnh 25.
undefined - Ảnh 26.

Lúc 5 giờ 30 phút, gió vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn giật, trời ít mưa. Khu vực trung tâm TP Huế khô ráo. 

undefined - Ảnh 27.
undefined - Ảnh 28.

Khu vực trung tâm TP Huế chưa bị tác động nhiều của bão số 4

Đến thời điểm này, mực nước sông Hương đã vượt báo động 1 là 0,55 m, sông Bồ dưới báo động 1 là 0,14 m. 

undefined - Ảnh 29.
undefined - Ảnh 30.
undefined - Ảnh 31.
undefined - Ảnh 32.

Lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai lực lượng dọn dẹp cây ngã đổ trên đường

Trong đêm 27-9, đường dây nóng của tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp nhận 3 cuộc gọi của 2 bệnh nhân nặng ở huyện Phong Điền và một trường hợp ở TP Huế, đề nghị trợ giúp chuyển viện. Lực lượng chức năng đã kịp thời hỗ trợ.

Hiện có hàng trăm người dân sống ven biển Thừa Thiên- Huế được sơ tán tới khu tập trung ở Trường THCS Thuận An, phường Thuận An, TP Huế để tránh bão. Người dân đang nín thở chờ đón bão, bởi gió bắt đầu gầm rú. Ở khu này có nhiều người già, phụ nữ, trẻ em… đến tá túc. Họ được chính quyền địa phương quan tâm, chăm sóc.

Đã gần 23 giờ đêm, gió vẫn thốc lên từng hồi, báo hiệu bão đang sắp tới. Trong những căn phòng học, có lẽ chỉ có các đứa trẻ vô tư hồn nhiên trêu đùa với nhau, chơi trò đuổi bắt vì chúng khó có thể mường tượng nguy cơ cơn bão sẽ ảnh hưởng đến làng quê của mình như thế nào. Nhưng đối với những người lớn, họ không thể chợp mắt bởi lo sợ về cơn bão đang gần bờ. Họ lo lắng cho căn nhà của mình bởi đa số chúng được xây tạm bợ, nằm chênh vênh bên mép biển.

Họ, những người lớn ở khu sơ tán này kể cho nhau nghe về cuộc sống, về lo toan bộn bề. Và chia sẻ cho nhau gói mì tôm, miếng bánh, điếu thuốc như để chờ đợi vượt qua khoảnh khắc cơn bão Noru ảnh hưởng.

undefined - Ảnh 33.
undefined - Ảnh 34.
undefined - Ảnh 35.
undefined - Ảnh 36.
undefined - Ảnh 37.
undefined - Ảnh 38.
undefined - Ảnh 39.
undefined - Ảnh 40.
undefined - Ảnh 41.
undefined - Ảnh 42.

Ông Nguyễn Đại Phúc, Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, cho biết đơn vị đã sẵn sàng nhân lực, phương tiện để xử lý hậu quả do bão gây ra, sớm cấp điện cho người dân. Đồng thời tuyên truyền cho nhân dân về an toàn điện sau bão. Theo ông Phúc, đơn vị này sẽ không chủ động ngắt điện mà chỉ khi có sự cố do bão gây ra thì hệ thống sẽ ngắt điện tự động.

21:23 ngày 27/09/2022

Quảng Ngãi: Công chức đi làm trở lại từ chiều 28-9

Cũng trong sáng 28-9, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Công văn hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 4.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc nhà nước chủ động thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị mình trở lại làm việc bình thường, chậm nhất là 13 giờ 30 phút ngày 28-9.

Các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà máy tư nhân chủ động cho công nhân, người lao động trở lại làm việc bình thường tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị.

Sở GD-ĐT thông báo cho các cơ sở giáo dục, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, điều kiện trường, lớp, cho học sinh, sinh viên trở lại học tập bình thường…

Sở Giao thông vận tải khẩn trương kiểm tra các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, kịp thời xử lý, khắc phục các điểm sạt lở, ách tắc, bảo đảm giao thông thông suốt, đặc biệt là các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện…

Công ty Điện lực Quảng Ngãi huy động mọi nguồn lực khẩn trương khắc phục hệ thống điện trên địa bàn tỉnh, chậm nhất đến hết ngày 30-9 phải cơ bản hoàn thành và cấp điện cho nhân dân. Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi chậm nhất đến hết ngày 30-9 phải hoàn thành việc dọn dẹp cây ngã đổ, vệ sinh các tuyến đường trên địa bàn tỉnh do công ty đảm nhận, trả lại nguyên trạng như trước khi có bão.

undefined - Ảnh 1.

Đến 6 giờ sáng nay 28-9, các đợt gió lớn đã tạm ngưng, trời vẫn đổ mưa lớn ở một số địa phương. Theo thông tin bước đầu, một số địa phương ven biển như huyện Bình Sơn, Lý Sơn đã có rất nhiều nhà dân bị hư hỏng, tốc mái do bão số 4.

undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.
undefined - Ảnh 4.

Đặc biệt, do ảnh hưởng bão Noru, toàn tỉnh Quảng Ngãi đã có bình quân 50,8% khách hàng bị mất điện. Trong đó, có 2 huyện là Lý Sơn và Trà Bồng đã mất điện hoàn toàn vì gió lớn, sức giật mạnh đã gây mất an toàn lưới điện nên ngành điện đã phải dừng cấp điện để đảm bảo an toàn đối với 100% khách hàng. Nhiều nơi khác như huyện Nghĩa Hành, Minh Long và Mộ Đức tỉ lệ khách hàng mất điện hơn 90%. Huyện Bình Sơn nhờ tập trung cao độ cho việc nâng cấp, cải tạo lưới điện và các giải pháp bảo vệ lưới điện trước bão nên tỷ lệ mất điện chỉ 76%. Các huyện Sơn Tịnh tỉ lệ mất điện 66%, Tư Nghĩa 50%...

Lúc 22 giờ 45, khắp các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã có gió mạnh, giật cấp 7-8. Đặc biệt, tại khu vực vùng ven biển huyện Bình Sơn (nằm phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi) đã có gió rất lớn, kèm mưa lớn. Nhiều cây cối, biển hiệu đã bị ngã đổ.

Lý Sơn gió bão cấp 12 giật 15

 Còn tại đảo Lý Sơn, ông Nguyễn Minh Trí, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho biết lúc 22 giờ 45 phút, đã có gió rất mạnh, rít liên hồi, kèm mưa lớn.

undefined - Ảnh 6.

Đảo Lý Sơn hứng mưa bão lớn, sóng biển dâng cao

Trước đó, đầu buổi tối, đảo Lý Sơn đã ghi nhận gió bão mạnh cấp 9-10 giật cấp 11, có lúc giật cấp 12, kèm theo mưa to đến rất to. Sóng biển dâng cao tràn qua tuyến kè ở phía Đông Nam của đảo Lý Sơn. 

undefined - Ảnh 7.

Lý Sơn oằn mình trước bão số 4

Mưa bão đổ bộ vào ban đêm nên ảnh hưởng nhiều cho công tác phòng chống. Thời điểm này, huyện Lý Sơn chỉ đạo tăng cường tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, nghiêm cấm mọi người dân ra đường để bảo đảm an toàn. 

 Hiện tại, các tuyến đường trên đảo đã xuất hiện tình trạng cây cối ngã đổ. Khoảng 50 ha hành vụ mùa tháng 7 Âm lịch chưa đến kỳ thu hoạch bị gió mưa quật ngã, có nguy cơ mất trắng. 

 Còn tại các xã ven biển dọc tỉnh Quảng Ngãi, đến 21 giờ 30 phút đã bắt đầu có gió mạnh, mưa lớn trên diện rộng. Các tuyến đường Quốc lộ 1 phần lớn không có xe cộ lưu thông.

Gió giật cấp 12 trên đảo Lý Sơn

Lên trên
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo