xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biến xà bần thành vật liệu xây dựng

Bài và ảnh: Quang Nhật

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang vào mùa xây dựng nên lượng rác thải xây dựng (RTXD) mỗi ngày khá lớn. Tại bãi thu gom RTXD ở kênh Nam sông Hương thuộc tuyến đường Võ Văn Kiệt, phường An Tây (TP Huế) của Công ty TNHH MTV Long Tường mỗi ngày có hàng chục xe chở rác tới đổ miễn phí.

Ông Dương Duy Long, Giám đốc Công ty TNHH MTV Long Tường, cho biết có gần 100 tấn RTXD được công ty tiếp nhận mỗi ngày. Lượng RTXD này được doanh nghiệp vận chuyển ra nhà máy đóng tại Cụm Công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) xay nghiền, tinh tuyển tận thu lại cát, đá, bùn để tái sử dụng. "Chúng tôi chỉ tiếp nhận những loại rác thải như bê-tông, tường... không lẫn lộn rác thải sinh hoạt, cây cối" - ông Long nói.

Rác sau khi vận chuyển về nhà máy sẽ được xay vụn, đưa nước sàng rửa và tách tuyển thành 5 loại sản phẩm như cát xây dựng công trình, đúc gạch không nung, đá…; còn bụi bẩn, xi-măng ở bể lắng lọc được xử lý tạo ra bùn trồng cây hoặc vật liệu san nền.

Biến xà bần thành vật liệu xây dựng - Ảnh 1.

Từ cát tận thu sau xử lý, rác thải xây dựng trở thành gạch không nung

Theo ông Long, hệ thống xử lý, tận thu từ RTXD do mình sáng chế với giá thành lắp đặt khoảng 4 tỉ đồng, công suất xử lý đạt đến 300 tấn/ngày. Với 50 khối RTXD, công ty sẽ tận thu được 10-12 khối cát, số còn lại là đá và bùn.

Tuy nhiên, ông Long cho biết hiện bãi tiếp nhận RTXD của ông vẫn còn "đói" rác, chỉ đạt khoảng 30% công suất, nhà máy phải chờ gom hàng nên 3-4 ngày mới hoạt động một lần do người dân vẫn tìm mọi cách đổ trộm. "Đây là hệ thống xử lý do tôi sáng chế, vận hành nên có lãi khi hoạt động, làm giảm thiểu nạn đổ trộm, tác động đến môi trường. Sắp tới, tôi tiếp tục đề xuất với TP Huế xin mặt bằng lập bãi tiếp nhận thứ 2 ở phía Bắc TP Huế để thu gom lượng rác nhiều hơn" - ông Long thông tin.

Theo tính toán của cơ quan chức năng, lượng rác thải xây dựng trên toàn tỉnh năm 2020 khoảng 78.840 tấn; năm 2025 là hơn 81.760 tấn và năm 2030 tăng lên khoảng 84.700 tấn. Nếu tập trung nghiên cứu, đầu tư máy móc, công nghệ để tận dụng tái chế loại rác này thành vật liệu xây dựng sẽ góp phần giảm áp lực cho nguồn cát sỏi khai thác tự nhiên và người dân có cơ hội mua được vật liệu giá rẻ nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo