xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biệt thự cổ - duyên xưa còn lại!

LÊ PHONG

(NLĐO) – "Hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài thướt tha ngang qua các dãy phố mà ở đó đầy bông giấy và những căn biệt thự Pháp đầy gợi nhớ" - kiến trúc sư Trần Vĩnh Nam trầm ngâm.

Hay tin kiến trúc sư Trần Vĩnh Nam từ Singapore trở về Việt Nam ăn Tết, tôi hẹn ông tại một quán cà phê nổi tiếng ở khu vực Hồ Con Rùa, quận 3, TP HCM. Thế nhưng, ông từ chối địa điểm nói trên và gợi ý một quán khác nằm trên trên đường Tú Xương.

Vậy là tôi phóng xe nhanh tới nơi hẹn với hy vọng tránh kẹt xe. Nhưng khi đến con đường này thấy có một cảm giác khó tả. Chẳng thấy cảnh xe máy tấp nập, hai bên vỉa hè thoáng đãng, các căn nhà nằm liền kề là những biệt thự có lối kiến trúc châu Âu. Khung cảnh ở đây thật thơ mộng.

Biệt thự cổ - duyên xưa còn lại! - Ảnh 1.

Một căn biệt thự cổ thời Pháp nằm ở đầu đường Tú Xương, quận 3, TP HCM với hàng bông giấy đầy lãng mạn.

Biệt thự cổ - duyên xưa còn lại! - Ảnh 2.

Đường Tú Xương là một trong những con đường có nhiều biệt thự cổ xây dựng trước năm 1975.

Bất giác, tôi nhớ đến con đường Cách Mạng Tháng Tám vừa đi qua. Ở đó, những tòa nhà cao tầng, chen lấn với động cơ từ ô tô, xe máy hòa lẫn còi xe nghe mà đau đầu.

Nhờ vị kiến trúc sư mà ít nhiều tôi lại tìm thấy một con đường với dãy nhà biệt thự cổ còn sót lại.

Đến nơi, tôi kể lại những "khám phá" mà bao năm sống ở TP HCM giờ mới nhận ra cho vị kiến trúc sư. Nghe xong, ông nói tôi "phát hiện chậm". Vị kiến trúc sư hỏi ngược lại: "Có biết vì sao tôi không thích ngồi mấy quán ở Hồ Con Rùa không?".

Thấy tôi lưỡng lự, ông nói luôn: "Vì tôi bực đường Phạm Ngọc Thạch đô thị hóa quá nhiều. Ở đó, trước kia là con đường biệt thự cổ như con đường Tú Xương mà anh mới đi qua đó".

Biệt thự cổ - duyên xưa còn lại! - Ảnh 3.

Đường Phạm Ngọc Thạch (trước kia là đường Duy Tân) được "mệnh danh" là con đường dành cho biệt thự nhưng nay thành đường của nhà cao tầng, giờ cao điểm thường xuyên kẹt xe.

Ông nêu trong một vài tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn từng một thời khen con đường "rợp bóng lá me bay" đầy lãng mạn. Ở đó, hàng cây xanh ngắt và chung quanh là những căn biệt thự vốn là dinh cơ của những người Pháp một thời vào xứ Nam kỳ cai trị.

Nói đến đây, vị kiến trúc sư hỏi dò quan điểm của tôi: "Thế anh có thấy tôi là kẻ hoài cổ không? Mấy cái biệt thự cổ mà nhắc tới tiếc để làm gì? Nhưng đó là cả một dấu ấn lịch sử và nét duyên xưa của TP HCM mà nếu không bảo tồn thì con cháu không còn cái lưu giữ".

Nói rồi, ông so sánh đất nước mà ông đang sinh sống, làm việc họ quy hoạch và bảo tồn rất tốt. Có những khu vực được cho là ẩn chứa công trình cổ quy định pháp luật bất khả xâm phạm. "Khu China Town, khu người Ấn, chùa cổ… là những nơi mà chính quyền Singapore cố gắng bảo tồn để tạo tính sinh động"- kiến trúc sư Nam nêu.

Biệt thự cổ - duyên xưa còn lại! - Ảnh 4.

Một căn biệt thự tại vòng xoay Dân Chủ, quận 3, TP HCM còn kiên cố.

Ông cho rằng có một thời trục đường Tú Xương, Phạm Ngọc Thạch, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu đầy các biệt thự cổ kính và sang trọng. "Hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài thướt tha ngang qua các dãy phố mà ở đó đầy bông giấy và những căn biệt thự Pháp đầy gợi nhớ" - kiến trúc sư Nam trầm ngâm.

Nhưng rồi nay kẹt xe xuất hiện, con phố yên tĩnh đã hạ xuống dành cho tòa nhà, nhà hàng, quán bar ồn ào náo nhiệt. Với sự phát triển hiện nay, rồi quần thể các khu biệt thự quận 3, 1 và cả quận Bình Thạnh ít nhiều sẽ bị phai nhòa nhường chỗ cho những công trình hiện đại.

Vị kiến trúc sư nói đến đây, tôi có một chút hoài niệm về những căn nhà có mái ngói đỏ phủ thêm chút rêu xanh giữa lòng TP. Tôi không dám hình dung đến chuyện, vài năm tới, nếu chúng ta thực hiện cuộc "đại phẫu thuật" đô thị, quy hoạch ở TP HCM thiếu thận trọng, thì ít nhiều đã hô biến nhiều căn nhà biệt thự cổ in hằn những vết tích lịch sử đã bị tàn đi.

Điều đáng nói, ít nhiều các căn biệt thự cổ đã góp phần dãn bớt mật độ xây dựng, tăng thêm diện tích mảng xanh cho TP. Nhưng hiện nay, việc phân loại biệt thự trước năm 1975 hiện vẫn chưa thực hiện xong. Việc này, vừa gây khó dễ đối với chủ sở hữu các căn biệt thự vừa khó kiểm soát được việc tháo dỡ trái phép đối với các công trình có kiến trúc đẹp.

Biệt thự cổ - duyên xưa còn lại! - Ảnh 5.

Nhiều chủ nhà vì không thể xây dựng trên công trình biệt thự đành phải cho người khác thuê làm dịch vụ ăn uống, giữ xe.

Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM, hiện có 1.271 căn biệt thự. Cụ thể, quận 1 có 189 căn, quận 3 có 838 căn, quận Thủ Đức 140 căn, quận 5 có 98 căn… Trong đó, phần lớn xây dựng trước năm 1975 và không được phép cải tạo, thay đổi hiện trạng.

Một khảo sát gần đây nhất cho thấy hiện đã có gần một nửa số biệt thự nói trên đã bị tháo bỏ. Đây là một trong những nốt trầm đối với công tác bảo tồn kiến trúc cổ. Cụ thể, những biệt thự ở đường Hai Bà Trưng, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi… nay giảm 50% biệt thự so với ban đầu.

Một sự tiếc nuối lớn đối với những người quan tâm công tác bảo tồn chí là biệt thự thời Pháp đạt 100 năm tuổi ở địa chỉ 237 đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) đã bị chủ sở hữu phá dỡ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo