xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bình Dương định hướng xây dựng khu công nghiệp khoa học công nghệ

Thảo Nguyễn

(NLĐO) - Bình Dương đã có khoảng 2.300 doanh nghiệp liên quan lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu.

Chiều 15-9, hội thảo "Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam" diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương

Hội thảo do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), UBND tỉnh Bình Dương và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.

Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, khẳng định cơ hội để doanh nghiệp Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu đang rất lớn thông qua những câu chuyện thực tế.

Bình Dương định hướng xây dựng khu công nghiệp khoa học công nghệ - Ảnh 1.

Ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết để vừa hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, vừa đón được làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, tỉnh định hướng xây dựng những khu công nghiệp khoa học công nghệ, có các cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo thông qua đề án "Thành phố thông minh".

Hiện Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Theo ông Minh, thực tế, thời gian qua, Bình Dương thu hút được nhiều dự án lớn trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, giống như thực trạng chung của cả nước, các doanh nghiệp địa phương còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình hình thế giới khiến nhiều ngành nghề bị thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng hơn. 

Hiện Bình Dương có khoảng 2.300 doanh nghiệp liên quan lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp chỉ ra những điểm yếu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu, khả năng tiếp cận vốn thấp do quy mô sản xuất nhỏ. 

"Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên không có tài sản thế chấp. Ngay cả phương án kinh doanh cũng tùy thuộc vào đơn vị đặt hàng, nguồn nhân lực thì yếu. Chính vì vậy khi đi vay vốn rất khó được các ngân hàng phê duyệt"- ông Phạm Tuấn Anh nói.

Ông Phạm Tuấn Anh cho biết thêm sẽ ghi nhận những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các địa phương trong việc tận dụng cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu về Việt Nam. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo