xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bờ biển miền Trung tan hoang sau bão

ĐỨC NGHĨA - QUANG TÁM

Chưa bao giờ bờ biển nhiều địa phương ở miền Trung bị sạt lở nặng đến vậy. Biển xâm thực sâu, cuốn trôi hàng quán, nhà dân, rừng phòng hộ...

Mưa bão dồn dập vừa qua khiến hàng chục cây số bờ biển, kè chắn sóng ở tỉnh Quảng Trị bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng loạt quán kinh doanh của người dân bị sóng cuốn trôi. Một số bãi tắm có nguy cơ bị xóa sổ.

Hiện tượng bất thường

Bãi tắm Gio Hải (xã Gio Hải, huyện Gio Linh) có trên 6 km bờ biển bị sạt lở, nước biển xâm thực sâu vào đất liền từ 20-40 m. Trong cơn bão số 13, sóng biển dâng cao đã đánh bay cả bờ kè cùng 15 hàng quán của người dân.

Ông Phan Ngọc Tụng (62 tuổi, ngụ xã Gio Hải) than thở: "Chưa năm nào bờ biển sạt lở gây thiệt hại nặng nề như năm nay. Hàng quán của chúng tôi đã bị cuốn trôi, rất khó để phục hồi hoạt động như trước".

Ông Nguyễn Viết Nam, Chủ tịch UBND xã Gio Hải, cho biết theo quy luật tự nhiên, hằng năm bờ biển sạt nhẹ rồi bồi vào theo mùa. Tuy nhiên, năm nay biển sạt lở, xâm thực quá sâu khiến người dân rất lo lắng.

Còn tại xã Trung Giang (huyện Gio Linh), bờ biển cũng bị sạt lở dài hơn 7,5 km, sâu hơn 10 m. Tuyến đê cát ven biển xã này cũng bị xói lở sâu vào đất liền từ 2-5 m. Mưa bão cũng khiến trên 140 ha rừng trồng phân tán ở miền biển huyện Vĩnh Linh bị thiệt hại từ dưới 30% đến trên 70%.

Bão số 13 cũng gây triều cường, sóng lớn khiến 14 km bờ biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế xói lở nặng. Sau bão, dọc các tuyến đường ở các xã Giang Hải, Vinh Mỹ, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc), bờ biển tan hoang khi tiếp tục bị xói lở dài hơn 4 km, ăn sâu vào 7-10 m, làm hư hỏng Tỉnh lộ 21, một số nhà dân và rừng phòng hộ.

Tương tự, bờ biển dài hơn 3 km ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang xói lở sâu 7-10 m. Bờ biển ăn sâu cuốn trôi triền cát, để lại nhiều hàm ếch và những gốc dương khổng lồ trơ trọi bên con sóng.

Ông Hồ Văn Hưng - Trưởng thôn An Dương 1, xã Phú Thuận - cho biết sạt lở khiến cuộc sống người dân đảo lộn. "Cứ mỗi lần mưa bão là người dân nơi đây lại khăn gói rời nhà, họ đi tránh trú để giữ lấy tính mạng của mình vì biển cả đã nuốt dần rừng phòng hộ" - ông Hưng lo lắng.

Ông Hoàng Văn Sửu - Chủ tịch UBND xã Phong Hải, huyện Phong Điền - cho biết cơn bão số 9 và 13 vừa qua đã làm cho bờ biển ở xã này bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài thêm 3 km, sâu vào 5-10 m. "Đây là hiện tượng rất lạ, nhiều năm qua, khu vực bờ biển của xã chưa từng xảy ra sạt lở" - ông Sửu nói.

Bờ biển miền Trung tan hoang sau bão - Ảnh 1.

Bãi tắm Gio Hải (tỉnh Quảng Trị) sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: ĐỨC NGHĨA

Cần giải pháp căn cơ

Mỗi lần xuất hiện điểm sạt lở, tỉnh Thừa Thiên - Huế bố trí rọ đá, huy động lực lượng kè tạm thời. Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết tỉnh đã kiên cố hóa nhiều tuyến kè biển với chiều dài hơn 4 km cho các đoạn xung yếu. Với diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu như hiện nay, tỉnh đang huy động các nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa thêm 3 km bờ biển nhằm hạn chế tình trạng biển xâm thực.

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho hay đã yêu cầu huyện Gio Linh triển khai ngay các giải pháp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cho người dân sinh sống ở quanh khu vực sạt lở ở 2 xã Gio Hải và Trung Giang; huy động lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa, các công trình kiến trúc bị hư hỏng, đổ sập để tạo lại cảnh quan. Tỉnh sẽ thống kê thiệt hại trình lên các bộ, ngành xin phương án hỗ trợ, khắc phục để ổn định cuộc sống người dân.

Ông Hưng cho rằng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên sắp tới, tình trạng bờ biển bị sạt lở và xâm thực sẽ tiếp diễn. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, lập đề án tổng thể để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp căn cơ nhất nhằm hạn chế tình trạng sạt lở. 

Đề xuất hỗ trợ 1.336 tỉ đồng chống sạt lở

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết ngoài triển khai các giải pháp trồng cây ngập mặn ven phá, cây chắn sóng ven biển, việc xây dựng hệ thống kè, đê biển, sông được xem là giải pháp tối ưu trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành hỗ trợ kinh phí 1.336 tỉ đồng để đầu tư xây dựng kè chống xói lở bờ sông, biển cho các đoạn xung yếu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo