xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Công an sao xử lý hết CSGT tiêu cực!

Hồ Phi

Dư luận rất hài lòng khi ngày 25-11, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã chỉ đạo, giao thanh tra Bộ Công an xác minh thông tin báo chí phản ánh trong những ngày qua về việc CSGT tỉnh Đồng Nai can thiệp xử lý xe quá tải qua địa bàn tỉnh này.

Bảo kê xe quá tải? Chuyện không mới, nó đã xảy ra từ lâu, không chỉ ở tỉnh Đồng Nai. Hằng ngày người dân vẫn nơm nớp lo sợ khi ra đường và đã có không ít người phải trả giá bằng tính mạng vì những hung thần này. Vấn đề là đến nay nạn bảo kê vẫn còn. Mọi người không khó để thấy xe quá tải băng băng trên đường vào giờ cấm, kể cả ở TP HCM; trong khi chỉ đậu xe sai vị trí, quên đội nón bảo hiểm thì ngay lập tức sẽ bị CSGT xử lý.

Bảo kê cho xe chạy quá tốc độ, lập bến đỗ đón khách trái phép cũng không mới và vẫn đang tồn tại. Cảnh sát mật phục bắn tốc độ, phạt nguội người vi phạm nhưng vẫn có rất nhiều xe vô tư phóng bạt mạng trên đường đã nói rõ thực trạng. Luật bất thành văn, nếu kinh doanh xe tải, xe khách mà không "chơi" với CSGT thì chẳng thể nào làm ăn được.

Nạn mãi lộ cũng không mới. Hiện cánh tài xế và cả người dân thường hằng ngày vẫn phải trả tiền cho những vi phạm đấy thôi. Tất nhiên đồng tiền này không đưa vào ngân sách mà chạy thẳng vào túi của những cảnh sát tha hóa. Chỉ cần theo chân một chiếc xe tải đi từ Nam ra Bắc sẽ thấy ngay những khoản tiền mãi lộ lớn như thế nào, ai cầm. Vừa đưa hối lộ mà phải vừa xun xoe cảm ơn là khác.

Quy định pháp luật rất khắt khe với những hành vi vi phạm. Ngành công an cũng rất quyết liệt loại trừ những người biến chất nhưng vấn nạn này chưa dẹp được bởi họ có cách vô hiệu hóa. Bảo kê xe vi phạm thì không thể là những người cấp thấp. Nhiều cảnh sát trực tiếp làm nhiệm vụ thấy nhưng cũng không thể xử lý, thậm chí không dám xử lý. Trong vụ việc cụ thể ở Đồng Nai, người cảnh sát tố cáo đang chịu nhiều áp lực dù bằng chứng của anh khá rõ ràng, cụ thể.

Giám sát hoạt động của CSGT có nhiều "kênh": Cấp quản lý trực tiếp cao hơn, nội bộ ngành và cả người dân. Thế nhưng tình trạng vi phạm rất nhiều và khá tinh vi như nạn bảo kê thì Bộ Công an, thanh tra ngành làm sao nắm hết. Còn kiểm soát từ nội bộ ngành ở địa phương dường như càng khó, bởi những tiêu cực dạng này không thể là những người "vô danh". Đối với người dân, họ bức xúc, muốn điều tra nhưng lấy gì điều tra, ai bảo vệ, ai sử dụng bằng chứng mà họ có được? Trong khi chỉ cần "vài anh tiếp thị sữa" đã sẵn sàng hành hung họ khi tiếp cận CSGT vi phạm.

CSGT vi phạm không thể không truy trách nhiệm người đứng đầu đơn vị. Xử lý vi phạm không thể nương nhẹ theo kiểu cháy nơi đâu dập lửa nơi đó. Căn nguyên của vấn đề là làm trong sạch bộ máy từ cấp quản lý cao cho đến từng vị trí làm việc. Nạn mãi lộ đã quá nghiêm trọng, gián tiếp tác động đến sinh kế và an nguy của người dân. Chỉ một số người vi phạm cũng đã làm xói mòn lòng biết ơn của bao người đối với lực lượng công an đang bảo vệ cuộc sống cho họ, huống gì... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo