xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bóng đá và kinh tế

TÔ VĂN TRƯỜNG

Suốt mấy ngày qua, cả nước sôi nổi bàn luận ca ngợi đội bóng đá U 23 Việt Nam đã làm được điều thần kỳ như câu chuyện cổ tích thời hiện đại, hiên ngang tiến đến trận chung kết giải bóng đá U23 châu Á.

Bóng đá là điển hình của team work (đồng đội) và vai trò người thủ lĩnh cũng như nội lực. Nhiều người đặt câu hỏi từ bài học thành công, lột xác của bóng đá U23 Việt Nam, chúng ta có quyền và hy vọng về nền kinh tế nước nhà cũng sẽ có cú hích đột phá theo kiểu cùng mẫu số chung.

Bóng đá là một mảng trong hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng và vận hành một nền bóng đá cũng có rất nhiều tương đồng với vận hành một nền kinh tế. Nói về bóng đá, người ta cũng dùng rất nhiều cụm từ như nói về kinh tế: Thương thảo ký kết hợp đồng, thị trường chuyển nhượng, mua bán cầu thủ, lỗ lãi, thuế thu nhập cá nhân, trốn thuế... đủ cả! Không thiếu những câu lạc bộ bóng đá tỉ đô, cầu thủ triệu phú.

Nhiều tỉ phú, đại gia hàng đầu thế giới cũng nhào vô, mua đi bán lại những câu lạc bộ khổng lồ: Abramovic (Nga) với Chelsea, Asnal Husein (UAE) với AC Milan, Thongmoang (Thái Lan) với Leicester... Ở Việt Nam điển hình có đại gia Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức. Họ bỏ ra hàng đống tiền không chỉ vì đam mê trái bóng tròn mà còn chứng tỏ tài năng làm kinh tế qua con đường thể thao vua. Họ đang làm kinh tế một cách say sưa, đầy thông minh và luôn luôn có lãi, trực tiếp từ bán vé, bản quyền truyền hình và chuyển nhượng cầu thủ... Gián tiếp từ quảng cáo PR thương hiệu.

Có đội bóng chuyên nghiệp nào mà không nhận tài trợ và mặc áo, đi giày, uống nước của một hãng hay công ty nào đó! Nhiều quy luật cơ bản của kinh tế rất đúng với bóng đá. Bóng đá và kinh tế còn giống nhau ở chỗ kẻ thắng là kẻ vượt qua trong sự cạnh tranh lành mạnh, theo luật, không đội bóng nào cũng như doanh nghiệp nào được hưởng chế độ ưu tiên. Trong kinh tế cũng như trong bóng đá không một ai được quyền "vừa đá bóng vừa thổi còi". Giữa bóng đá và kinh tế còn có sự tương tự nữa đó là thu hút người tài hay để họ ra đi. Rồi những niềm vui, nỗi buồn trong kinh tế có khác mấy đâu những niềm vui, nỗi buồn trong bóng đá. Niềm vui tổng kết năm 2017 với các chỉ số kinh tế khả quan đang được nối tiếp và nhân lên bởi niềm vui các chàng trai của chúng ta vươn lên hạng nhì châu Á 2018. Thành tích của bóng đá chắc chắn sẽ tạo động lực cho chúng ta đạt những thành tích mới trong kinh tế.

Người dân Việt Nam luôn biết ơn huấn luyện viên Park Hang Seo và nhóm cộng sự đã biết thổi hồn vào những cái đầu và trái tim quả cảm của các chiến binh U23 Việt Nam. Chỉ có chút băn khoăn, liệu chiến thuật "phòng ngự chặt, phản công nhanh" đã giúp huấn luyện viên Park Hang Seo và các học trò thành công ở giải bóng đá U23 này có thể áp dụng cho vận hành nền kinh tế của Việt Nam hiện nay hay không? Từ sự chuyển mình, lột xác của bóng đá Việt Nam rất đáng tự hào, có thể suy ra muốn đất nước ổn định và phát triển bền vững chỉ có con đường phải luôn đổi mới, trọng dụng nhân tài, gia tăng lòng tin của dân. Mong và tin từ cú hích của bóng đá Việt Nam , nền kinh tế Việt Nam cũng phát triển, đất nước vươn mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo