xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bớt gánh nặng cho ngân sách

Hồ Hiếu

Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 vừa khởi động đã gặp không ít khó khăn từ các địa phương. Vướng mắc chính vẫn là công tác cán bộ.

Bớt gánh nặng cho ngân sách - Ảnh 1.

Công sở xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa được xây dựng hết nhiều tỉ đồng từ ngân sách nhà nước nhưng sẽ không còn được sử dụng đúng mục đích sau khi xã này sáp nhập về xã Hoằng Xuân

Có thể nói, đề án này đã động chạm đến vấn đề nhạy cảm nhất của bộ máy quản lý địa phương: sắp xếp cán bộ. Phấn đấu bao năm, trầy trật lắm mới có được vị trí trong bộ máy nhà nước, nay sáp nhập thì chắc chắn sẽ có nhiều người thừa ra, sẽ mất ghế, kèm theo đó những quyền lợi liên quan bị ảnh hưởng thì gặp phản ứng không thuận là điều dễ hiểu.

Nhưng như thế không có nghĩa tiến trình sắp xếp bộ máy quản lý địa phương phải đình trệ.

Những huyện, xã phải sáp nhập bởi không đạt tiêu chuẩn quy mô dân số và diện tích. Nói cách khác là diện tích nhỏ, dân số ít nên không cần phải có cả bộ máy hành chính đông đúc làm gì, thêm gánh nặng cho ngân sách. Thực tế cũng đã chứng minh nhiều địa phương đã để bộ máy quản lý ngày càng phình to trong khi kinh tế - xã hội địa phương phát triển không tương xứng, người dân không được phục vụ tốt, thậm chí bộ máy này cản trở sự phát triển của địa phương.

Một số nơi, bộ máy hành chính cấp xã đã trở thành gánh nặng của người dân, phải "nuôi" quá nhiều cán bộ và những chức danh gián tiếp sống nhờ ngân sách. Qua phương tiện truyền thông, chúng ta cũng từng biết có xã bổ nhiệm cả trăm cán bộ, đủ các chức danh. Nguồn thu của xã chẳng nhiều, chủ yếu là thuế nông nghiệp thì làm sao lo nổi bấy nhiêu người. Ít tiền thì phát sinh nhiều khoản thu phi lý, ví dụ như thu phí thả bò ra đồng ăn cỏ ở Thanh Hóa; phí xây dựng đường nghĩa trang ở Quảng Bình; phí nuôi ong, phí làm đường... Nói đến thì chê lương nhà nước thấp nhưng hãy nhìn vào các địa phương, rất đông người cứ tìm cách chen vào cửa công, nhiều nơi đưa con cháu, họ hàng vô khắp các cơ quan địa phương. Nói thẳng, lương thì thấp nhưng bổng lộc thì cao nên mới như vậy. Có nơi chỉ chạy một chỗ dạy học thôi đã tốn cả trăm triệu đồng, nói gì được ngồi vào ghế cán bộ xã, huyện.

Từ đây cũng dễ hình dung nguyên do các địa phương luôn ngại khó khi phải sáp nhập huyện, xã. Lượng cán bộ dôi dư là tất yếu và điều khó là ai sẽ nghỉ, chế độ dành cho họ như thế nào? Câu chuyện này có điểm tương đồng với việc giảm biên chế đang diễn ra: rất khó buộc công chức rời ghế dù ai cũng thấy đang nhiều quá. Để cho địa phương "tự nguyện" sắp xếp là điều cực kỳ khó, bởi sáp nhập là thêm việc, bớt người và nó còn đụng chạm đến các quyền lợi liên quan. Nhưng khó cũng phải làm, đề án đã có, tiêu chí đã rõ, phải thực hiện bằng được để giản lược bộ máy quản lý, giảm gánh nặng ngân sách và nâng chất lượng công việc.

Sáp nhập là câu chuyện hành chính, quan trọng hơn chính là phẩm chất của cán bộ và tinh thần phục vụ người dân. Khi người dân còn phải chầu chực để gặp cán bộ lúc hữu sự thì dù có cải cách kiểu gì cũng khó mang lại hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo