xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bớt gánh nặng ngân sách

KHÁNH VIỆT

Những giọt nước mắt của các cô giáo ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lại rơi sau khi lãnh đạo tỉnh này đôn đốc UBND huyện phải hoàn thành việc chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 500 giáo viên thuộc diện dôi dư.

Câu chuyện có chỗ đứng trên bục giảng rồi lại mất việc, chuyện thừa biên chế cấp học này song lại thiếu biên chế cấp học khác diễn ra nhiều nơi trong nước, để rồi cười nụ hay khóc thầm cũng là chua chát một phận người, nhiều phận người trên đường lập thân, lập nghiệp. Tinh giản biên chế là câu chuyện dài nhiều năm qua, cứ quay lưng thì thôi chứ ngoảnh lại là biên chế đã phình to và Việt Nam là một trong những quốc gia có đội ngũ ăn lương ngân sách hàng đầu thế giới.

Bớt gánh nặng ngân sách - Ảnh 1.

Giáo viên đến kêu cứu tại trụ sở UBND huyện Thanh Oai - Ảnh: Định Nguyễn

Lần này với Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị, chủ trương tinh giản biên chế thực hiện quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, giải pháp khả thi và rốt ráo. Những mô hình tốt của các ngành, các địa phương được xem là hình mẫu như tỉnh Quảng Ninh với mô hình nhất thể hóa nhiều chức danh, đã có 9 trưởng Ban Dân vận kiêm chủ tịch MTTQ, 7 chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm chánh thanh tra, 5 trưởng Ban Tổ chức kiêm trưởng Phòng Nội vụ, bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch UBND ở 63 xã, phường. Nhờ đó tỉnh này giảm 1.605 công chức, viên chức và nhân sự hợp đồng lao động, tiết kiệm ngân sách 3.000 tỉ đồng mỗi năm.

Một điển hình khác là Bộ Công an, thực hiện Nghị quyết 18, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, đã tổ chức, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ này sẽ không còn 6 tổng cục, tinh giản gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng. Cấp công an địa phương sau khi tinh gọn bộ máy, sáp nhập cảnh sát PCCC giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng, gần 1.000 đơn vị cấp đội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý làm từng bước cho chắc chắn, chỗ nào chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng thì triển khai làm và cần làm tốt công tác tư tưởng, phải đồng lòng nhất trí cao. Dù "đụng chạm ghê gớm" nhưng những triển khai sắp xếp lại tổ chức nhân sự của Bộ Công an đã được dư luận cả nước hoan nghênh, ghi nhận.

Không chỉ với một bộ cực kỳ quan trọng như Bộ Công an mà ngay cả đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã trong cả nước, chuyện sáp nhập một số xã, huyện theo đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 của Bộ Nội vụ cũng gây xao động tâm tư không ít người. Dự kiến sẽ sắp xếp 588/713 đơn vị hành chính cấp huyện và 9.434/11.162 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số. Mới "làm đề án" thôi nhưng theo Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, ông Nguyễn Đắc Vinh, "ở dưới đã có hiện tượng người ta "chạy" rồi, người này người kia điện thoại, đủ hết cả"…

Rõ ràng, ở vị trí nào, cao hay thấp, một sự dịch chuyển hay xáo trộn hoặc phải ra khỏi bộ máy là điều không ai muốn. Do đó, chủ trương đúng phải thực hiện nghiêm minh, chính xác và công bằng, để đạt sự thỏa đáng cho kẻ ở người đi. Sắp xếp lại thì bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả và bớt gánh nặng cho ngân sách. Nước ta hiện có trên 3 triệu cán bộ, công chức và 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách. Nếu giảm 100.000 biên chế, mỗi năm tiết kiệm 200.000 tỉ đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo