xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng phát bệnh sốt xuất huyết

Bài và ảnh: KỲ NAM

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Nam Trung Bộ tăng nhanh gấp 3-4 lần so các tháng trước, đặc biệt số ca bệnh nặng. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa đã có 2 ca tử vong

Bác sĩ (BS) Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, cho biết từ đầu tháng 11 đến nay, số ca nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh, dao động hơn 100 ca/ngày.

Nhiều ca nặng

Đáng lưu ý, theo BS Nguyễn Đông, BV Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa đang điều trị gần 20 ca bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao, trong đó có 1 ca bị xuất huyết não.

Đến ngày 25-11, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa ghi nhận hơn 9.100 ca mắc SXH, trong đó 2 ca đã tử vong (TP Nha Trang và huyện Diên Khánh), phát hiện 447 ổ dịch. Số ca mắc SXH bắt đầu tăng cao từ tháng 9 đến nay, với hơn 4.000 ca, trong lúc 8 tháng trước chỉ 5.000 ca. Các địa phương có số ca cao là Nha Trang, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm.

Bùng phát bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Bệnh nhân điều trị bệnh sốt xuất huyết tại cơ sở y tế Khánh Hòa

Chị Hoàng Thị Như (ngụ phường Phước Long, TP Nha Trang) cho biết sau khi sốt cao, chị được đưa vào BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Nhưng khi thử kiểm tra SXH bằng cách thông thường thì không phát hiện bệnh. Sau 2 ngày điều trị, các chỉ số huyết học giảm nghiêm trọng, uy hiếp tính mạng. Các BS buộc phải hội chẩn với BV Bệnh nhiệt đới và được chẩn đoán SXH trong. Ngay sau đó, chị Như được đưa thẳng đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để theo dõi và điều trị.

Chị Như ở khu vực Đồng Muối (TP Nha Trang), gần các hồ nước đọng, thời điểm này muỗi nhiều. Mới đầu sốt 40 độ C, cứ nghĩ là sốt thông thường nên mua thuốc uống nhưng bệnh không giảm, phải đi khám.

Theo BV Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, hiện BV này lâm vào tình trạng quá tải vì các ca điều trị nội trú liên tục gia tăng, không chỉ bệnh SXH mà còn các bệnh khác. Điều đáng báo động là người dân có tâm lý e ngại dịch Covid-19 nên không đến cơ sở y tế để khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Do đó, phần lớn những ca SXH nặng được ghi nhận tại BV đều nhập viện trễ, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc tại nhà hoặc truyền nước ở các cơ sở y tế tư nhân khiến tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn.

Việc nhập viện trễ có thể gây ra nhiều biến chứng nặng, dẫn đến xuất huyết nội tạng, suy hô hấp, suy đa tạng, thậm chí có thể gây tử vong.

Không chỉ Khánh Hòa, bệnh SXH cũng có xu hướng tăng cao tại tỉnh Ninh Thuận với hơn 200 ca mắc. Đơn cử, TP Phan Rang - Tháp Chàm có 15/16 phường, xã xuất hiện ca SXH. Ngành y tế đã xử lý 6 ổ dịch và giám sát côn trùng tại 3 phường có nguy cơ mắc cao. Qua giám sát, các ổ lăng quăng trong hộ gia đình còn nhiều; khâu diệt lăng quăng tại các hộ gia đình chưa dứt điểm, muỗi tiếp tục phát triển và truyền bệnh SXH.

Nhiều người chủ quan

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho rằng nguyên nhân bệnh bùng phát là do thời tiết mưa nắng xen nhau, thuận lợi cho sự phát triển của lăng quăng. Trong khi đó, người dân còn thờ ơ, chủ quan trong phòng chống bệnh.

Đơn cử, tại xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm) có rất nhiều trường hợp công nhân của các dự án bị mắc SXH. Nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Ngành y tế đi kiểm tra và yêu cầu chủ công trình phải khắc phục tình trạng để nước ứ đọng, phun thuốc diệt muỗi. Tuy nhiên, khi giám sát thì đâu lại hoàn đó.

BS Lê Tấn Phùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, cho biết ngành y tế đã liên tục tuyên truyền, khuyến cáo nhưng việc phòng chống, dập dịch SXH trên địa bàn tỉnh chưa đạt hiệu quả cao. Ngành y tế khuyến cáo người dân không chủ quan với dịch bệnh, chủ động và thường xuyên diệt lăng quăng, muỗi, vệ sinh nhà cửa, ngủ mùng; tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị SXH hay truyền dịch tại nhà, khi có dấu hiệu sốt nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

"Muốn dập dịch SXH phải dựa vào ý thức của dân, phải tích cực hưởng ứng diệt lăng quăng. Đây là bài toán rất khó vì liên quan đến tính chủ động của người dân, "ai cũng biết mà không ai làm". Vừa rồi, Bộ Y tế có chỉ thị về duy trì đội ngũ cộng tác viên chống SXH, đã gửi UBND tỉnh Khánh Hòa. Thời gian tới, Sở Y tế sẽ có ý kiến tham mưu về kinh phí, hình thức tổ chức thực hiện để đội ngũ này đến tận nhà dân, các công trình để hỗ trợ diệt bọ gậy" - BS Lê Tấn Phùng cho biết. 

Bình Thuận: Số ca bệnh nặng tăng

Ông Đinh Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận, cho biết tính đến tháng 11, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 1.890 ca mắc SXH, với 180 ổ dịch. So cùng kỳ năm 2019, số ca mắc giảm nhiều nhưng số ca chuyển nặng lại tăng gấp rưỡi. Cụ thể, có 86 ca SXH triệu chứng nặng, tăng 1,5 lần so cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, Khoa Nhi BV Đa khoa Bình Thuận trong năm liên tục tiếp nhận số ca nhập viện trong tình trạng nặng, với các triệu chứng như huyết áp không đo được, suy hô hấp nặng, trụy tim, xuất huyết tiêu hóa... Các BS đã cứu sống nhiều bệnh nhân với phương pháp đặt nội khí quản cho thở máy, truyền huyết tương tươi cho những trường hợp tái sốc trước khi chuyển viện.

H.Phố

Bùng phát bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo