Tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Pháp vương Gyalwang Drukpa, bậc được kính ngưỡng rộng khắp là hóa thân chân thật của Đức Phật Quan Âm, đã dành hai giờ rưỡi để trao đổi với gần 200 trí thức, nghệ sĩ, doanh nhân, phật tử về chủ đề "Sống hạnh phúc - Giải pháp chữa lành nỗi đau nơi thân tâm" tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên (Vĩnh Phúc) ngày 10-2.
Đức Gyalwang Drukpa, bậc được kính ngưỡng rộng khắp là hóa thân chân thật của Đức Phật Quan Âm, cho rằng ổn thương từ đâu thì chữa lành từ đó
Nói về gốc rễ của tổn thương, ông cho rằng đó là bắt nguồn từ tâm mỗi người khi sống trong thế giới đầy biến động, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Con người kỳ vọng quá nhiều…
Tổn thương từ đâu thì chữa lành từ đó. Sự chữa lành bắt nguồn từ đâu? Đôi lúc ta cho là từ môi trường sống, bạn bè, các mối quan hệ… song thực chất là đến từ bên trong mỗi người. Bạn là người mang lại hạnh phúc và tự chữa lành cho chính mình chứ không ai khác. "Hạnh phúc là từ trong tâm" - Pháp vương nói.
Một số yếu tố bên ngoài chỉ mang lại bình an, hạnh phúc tạm thời. Ví dụ như tin vào phong thủy hay ngũ hành thì giúp cho mình thay đổi một chút mà thôi. Còn tuyệt đối, chân thật nhất chính là tâm chân thật của mỗi người, vị thuốc tuyệt hảo chữa lành mỗi người. Đó là cội nguồn mang lại bình an, hạnh phúc. Hiểu được điều này thì con người biết khi nào nên áp dụng khía cạnh tương đối (thiền định, yoga, phong thủy…) và khi nào thì hướng về chân tâm, biện pháp chữa lành tuyệt đối.
Buổi tọa đàm thu hút hàng trăm trí thức, nghệ sĩ, doanh nhân, phật tử
Vì tâm quan trọng, nên mỗi người cần hướng đạo cho tâm mình. Nhiều người dùng thiền định đem lại một chút bình an, hạnh phúc. Còn tâm luôn trong trạng thái tán loạn, lo lắng, đôi khi điên đảo vì hy vọng và mong muốn những gì tốt đẹp nhất với mình, sợ hãi những điều xấu xảy đến. Chính vì thế, nhìn nhiều khi nhiều người vẻ ngoài trông rất bình thường nhưng tâm lại vô cùng hỗn loạn, điên đảo.
Như trong đại dịch, bao nhiêu lo lắng, sợ hãi với mình và cho người thân, sợ hãi rồi lại hy vọng làm cho tâm thế luôn dao động, bất an. Người thông minh thì biết buông bỏ bớt một phần phiền muộn, giữ lại và nuôi dưỡng những phần tính cực.
"Nếu ôm ấp mãi quá khứ khổ đau, nặng nề đã qua thì chỉ tự làm khổ mình, dù là người có tín ngưỡng hay không"- Pháp vương Gyalwang Drukpa chia sẻ. Ông lấy ví dụ về một chiếc máy tính nên thi thoảng dọn dẹp, loại bớt rác và giữ lại những dữ liệu quan trọng.
Nói về sự chuyển hóa chân tâm để thoát qua sự sợ hãi, có thể dùng thiện định để tư duy. Ví dụ như khi có một trận cãi vã, bất hòa với một người. Sự việc đã qua lâu nhưng mình cứ giữ mãi hình ảnh ấy thì chỉ tự mình đau khổ. Chữa lành cần xóa bỏ, buông bỏ những hình ảnh bất hòa ấy đi để giải phóng tâm tình và tự hại chính bản thân. Trên thực tế, lưu giữ những khổ đau đó thực sự không cần thiết.
"Có khi trận cãi vã chỉ diễn ra 5 phút nhưng ta ôm ấp sự phiền muộn, bực tức đến ba tháng, ba năm. Đó là người vô minh, tự làm hại thân mình và ảnh hưởng người xung quanh"- Pháp vương nói và nhấn mạnh rằng nút thắt ở đâu cần gỡ ở đó. Đi kiểm tra sức khỏe, thiền định, yoga cũng cần thiết nhưng chỉ mang tính tạm thời. Điều cần thiết là tư duy đúng đắn, tuyệt đối loại bỏ tức giận, bất an, bất mãn - những loại "độc tố" làm hại tinh thần, cơ thể.
Ngay cả với những lỗi lầm trong đời mà mỗi người gây ra, ông cho rằng điều đó không tránh khỏi bởi ta là người thường, không phải Phật cũng không phải thánh, nên thường tạo ra lỗi lầm, thậm chí mỗi ngày. Lỗi lầm là điều không thể tránh, nhưng nó cũng là đám mây tụ rồi sẽ tan đi. Nên cần để cho tâm sân giận, hối hận, tội lỗi tan đi như bóng mây kia. Đức Phật dậy sám hối, rút kinh nghiệm rồi bỏ qua và bắt đầu lại hoặc một khởi đầu mới.
Trả lời câu hỏi của một Phật tử, Nếu ta yêu nhiều mà bị tổn thương, thì làm thế nào? Và nếu làm nhiều mà không như mong muốn thì cần làm sao? Pháp vương cho rằng sự không thành công ở tình duyên thì do bản thân và cả đối tác. Nhưng tình yêu thì luôn có sự mong đợi, nếu duy trì mong đợi thì càng nhiều thất vọng. Thế nên, hãy cứ yêu nhưng đừng mong đợi nhiều.
Trả lời câu hỏi làm sao vừa kinh doanh tốt vừa giữ được giới luật, hướng đến an lạc của anh Trần Thái Tùng, Phật tử đến từ TP HCM, Giám đốc quản lý tài sản của một Quỹ đầu tư, Pháp vương cho rằng đây là hai vấn đề tách biệt nhau, nhưng sâu trong tâm một phật tử chân chính thì luôn biết trưởng dưỡng tâm tính. Đây là nền tảng giúp anh kinh doanh thành công mà vẫn giữ được giới hạnh.
Tọa đàm là hoạt động cuối cùng của Pháp vương Gyalwang Drukpa trước khi trở về Ấn Độ, kết thúc hai tuần viếng thăm Việt Nam sau bốn năm nhập thất ẩn tu. Các hoạt động tiếp nối sẽ do Nhiếp chính vương Kim cương thừa Thuksey Rinpoche cùng Tăng đoàn chủ trì, diễn ra từ ngày 11-2 đến 19-2 tại TP HCM và Bình Dương.
Nhiếp chính vương cùng Tăng đoàn sẽ cử hành pháp hội cầu nguyện quốc thái dân an xuân Quý Mão tại Quan Âm tu viện (quận Phú Nhuận, TP HCM) ngày 12 đến 13-2, viếng thăm, tặng quà cho người khiếm thị, giảng pháp cho ni chúng tại chùa Thiên Quang (thị xã Dĩ An, Bình Dương) vào các ngày 16 và 17-2.
Bình luận (0)