xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạm bẫy chết chóc trong thế giới ảo (*): Sống ảo, chết thật

ĐỖ QUYÊN

Những nút "like" (yêu thích) và "share" (chia sẻ) trên mạng ẩn chứa quyền lực khó nắm bắt, vô tình kích thích sự liều lĩnh của những kẻ thách thức tử thần

Cái chết rúng động của chàng trai trẻ Ngô Vịnh Ninh - từng được cư dân mạng đặt biệt danh là "người nhện Trung Quốc" - cho tới nay vẫn gây nhiều ám ảnh.

Hồi chuông cảnh tỉnh

Tháng 11-2017, Vịnh Ninh ở tuổi 23, lên đường thực hiện thử thách yêu thích: leo lên một tòa nhà chọc trời không cần thiết bị an toàn và tự quay phim lại khoảnh khắc treo mình lơ lửng trên nóc nhà bằng những ngón tay! Điều xảy ra sau đó dường như khó tránh khỏi: anh đã rơi từ tòa nhà 62 tầng và tử nạn.

Cạm bẫy chết chóc trong thế giới ảo (*): Sống ảo, chết thật - Ảnh 1.

Cái chết của Ngô Vịnh Ninh là lời cảnh tỉnh cho những người đam mê mạo hiểm

một cách mù quáng Ảnh: WEIBO

Hàng ngàn tín đồ theo dõi chàng trai tự xưng là đệ nhất khiêu chiến không trung này bắt đầu hoang mang vì sự im ắng trên các trang đăng tải video leo nóc nhà mạo hiểm của "thần tượng". Hơn một tháng sau, cái chết của Vịnh Ninh được xác nhận, trước tiên là từ bạn gái của anh và sau đó tới giới chức trách.

Video do chính Vịnh Ninh bố trí camera ở tòa nhà đối diện để quay thử thách này trở thành hình ảnh ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của chính mình. Chàng trai dự tính thu về 50.000 USD cho video chinh phục tòa nhà 62 tầng ở Hồ Nam nói trên và cũng đã định cầu hôn bạn gái sau khi hoàn thành thử thách.

Vịnh Ninh chỉ là một trong số không ít bạn trẻ ưa mạo hiểm đang theo đuổi trào lưu rooftopping được cho là khởi nguồn từ mạng xã hội ở Nga. Nói một cách ngắn gọn, trào lưu chết người này có thể gọi là "chụp ảnh nóc nhà". Cụ thể hơn, đó là trào lưu chụp ảnh tự sướng, quay phim tại các công trình chọc trời, sau đó đăng tải lên mạng xã hội để lấy tiếng trong thế giới ảo.

Cái chết của chàng trai Trung Quốc như hồi chuông cảnh tỉnh cho những người trẻ tuổi đang bị cuốn vào sở thích giỡn mặt tử thần. Cái kết nghiệt ngã cũng làm dấy lên những câu hỏi nhức nhối đối với nền công nghiệp video ăn tiền đang lớn mạnh từ sự bùng nổ của mạng xã hội. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu những nền tảng mạng xã hội và tín đồ của chúng chừng mực nào đó có trách nhiệm liên đới trong những cái chết bi kịch như vậy không.

Một cuộc điều tra gần đây của báo Beijing News cho thấy Ngô Vịnh Ninh đã đăng tải hơn 500 video và livestream (phát video trực tuyến) trên trang mạng Huoshan, thu hút hơn 1 triệu người theo dõi và thu về ít nhất 83.000 USD. Truyền thông địa phương bình luận hết sức sắc lạnh về vấn đề này. Trang The Paper viết: "Những tín đồ phát video trực tuyến thực hiện các clip thực tế "cận kề cái chết" trong khi các nền tảng (mạng xã hội) thu lời như những kẻ môi giới. Chúng ta không thể để những trang mạng trở thành chốn sa trường tàn khốc và độc ác".

Đài Truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cũng cho rằng những trang mạng không nên bất chấp lợi nhuận mà làm ngơ trước các video có thể gây hậu quả xã hội tai hại. Về phần mình, phía Huoshan phủ nhận việc khích lệ sự liều mạng của những nhân vật như Vịnh Ninh và cũng chẳng có ký kết nào với những người liều mạng leo nóc nhà.

Nạn nhân của mạng xã hội

Dù đám đông trên mạng ảo từng tung hô "người nhện" Trung Quốc, không ai mở miệng ép cậu leo lên nóc nhà chọc trời nhưng nhiều người đang nêu lên câu hỏi liệu những "khán giả" của cái chết này có trách nhiệm gì không? Cuộc tranh luận về sự đồng lõa của "người hâm mộ rooftopping" đang tăng nhiệt khi ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ khắp thế giới dấn thân vào trào lưu nguy hiểm, không ít trường hợp trả giá bằng chính tính mạng. Khi trả lời phỏng vấn, phần lớn đều nói rằng mình tham gia trào lưu vì đam mê độ cao. Tuy nhiên, họ không thể phủ nhận những nút "like" và "share" trên mạng xã hội đem lại cảm giác thỏa mãn khi được tung hô.

Theo tiến sĩ tâm lý học Mỹ Harry Stratyner, mục đích chính của những bạn trẻ khi hùa theo các trào lưu nguy hiểm là được tung hô, trở thành tâm điểm chú ý. Một cái tên đình đám trong giới leo nóc nhà người Nga Oleg Sherstyachenko khẳng định sự thích thú và những bình luận từ hàng chục ngàn người trên mạng ảo đã tiếp động lực cho sự liều lĩnh của mình.

Chàng trai 27 tuổi đã chinh phục hơn 50 tòa nhà chọc trời trải dài ở nhiều nước và có gần 1 triệu người theo dõi trên mạng chia sẻ hình ảnh Instagram, được cư dân mạng khen ngợi: video sau luôn điên cuồng hơn video trước. Anh thú thật trên Redbull TV: "Tôi yêu độ cao và thích ghi lại những khoảnh khắc mạo hiểm để xem phản ứng của người theo dõi Instagram của mình ra sao".

Chẳng giấu giếm mục đích câu "like", một tín đồ khác người Anh của cộng đồng rooftopping có tên Harry Gallagher (20 tuổi), khi cùng một người bạn leo lên mái nhà One Canada Square (London - Anh) ở độ cao 235 m tháng 2-2017, đã không quên nhắn nhủ với người xem video: "Hãy thử và kiếm 30.000 like".

Đi xa hơn nữa, cô người mẫu 22 tuổi Viki Odintcova ở Nga, sau khi thu hút hơn 3 triệu lượt người theo dõi tài khoản Instagram của mình nhờ khoe ảnh leo nóc nhà, đã tận dụng sức hút này để… bán hàng online, đủ thứ từ các sản phẩm làm trắng răng cho tới đồ lót. 

Kỳ tới: Vay khỏa thân nặng lãi

"Mua cái chết"

Tại Trung Quốc, tiền bạc liên quan tới chuyện này có phần đặt nặng hơn bởi những người phát video trực tuyến và những video gây sốt có thể kiếm tiền trực tiếp từ người xem. Nhiều nền tảng đăng tải video nước này cho phép người theo dõi tặng quà ảo cho người làm, sau đó có thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Tờ The Paper cáo buộc những khán giả vào hùa với các clip như của Ngô Vịnh Ninh đang "mua mạng sống". Thậm chí, các bạn đọc của tờ báo này còn tranh luận rằng: "Mỗi người đã "like" chàng trai này về cơ bản đã tham gia vào đám đông mua cái chết của cậu ta".

"Theo dõi và tung hô cậu ta đồng nghĩa với… mua dao cho người ta tự đâm họ. Đừng "like", đừng theo dõi, đó là điều tối thiểu chúng ta có thể làm để cứu một mạng người" - một cư dân mạng chia sẻ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Mặt khác, mạo hiểm cả tính mạng để sống ảo liệu có đáng không? Cái giá phải trả cho sở thích nông nổi này quả thực quá đắt: đó là mạng sống, tuổi thanh xuân và nỗi đau của những người ở lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo