xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cắm chốt cùng lính biên phòng

THÀNH ĐỒNG - DUY NHÂN

Những ngày này, các đồn biên phòng căng mình ở tuyến đầu, bất kể ngày đêm túc trực, chốt chặn để ngăn dịch Covid-19 xâm nhập qua đường mòn lối mở. Phóng viên đã cùng các anh cắm chốt để cảm nhận cuộc sống vất vả, công việc hiểm nguy nơi biên cương

Sáng 14-5, có mặt tại chốt biên phòng Mộc Bài (Tây Ninh), giữa cái nắng như lửa đốt, cộng với không khí hanh khô, chúng tôi như muốn ngất xỉu. Trước mắt chúng tôi là những lán trại nhỏ nằm dọc bên đường biên giới.

Thiếu thốn đủ thứ

Đại úy Phạm Văn Hoàn, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cho biết hiện nay, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp nên từ chỉ huy cho đến chiến sĩ đều phải thay nhau trực chốt, bảo đảm thường xuyên có mặt trên biên giới suốt 24 giờ mỗi ngày.

Cắm chốt cùng lính biên phòng - Ảnh 1.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động .Ảnh: HẢI LIÊN

Cắm chốt cùng lính biên phòng - Ảnh 2.

Bữa cơm vội của người lính biên giới thuộc cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Cắm chốt cùng lính biên phòng - Ảnh 3.

Chốt biên phòng Nhơn Hưng. Ảnh: DUY NHÂN

Cắm chốt cùng lính biên phòng - Ảnh 4.

Điện cao áp thắp sáng đường biên giới

Cắm chốt cùng lính biên phòng - Ảnh 5.

Không những thiếu thốn về vật chất, trang thiết bị nước sinh hoạt cũng đang bị thiếu.

Cắm chốt cùng lính biên phòng - Ảnh 6.

Một chốt bảo vệ biên giới của Bộ đội biên phòng cửa khẩu Quốc Mọc Bài, tỉnh Tây Ninh được lợp bằng nilong tạm bợ

Đại úy Hoàn dẫn chúng tôi đến thăm một số chốt đóng dọc biên giới. Có những chốt nằm ngay giữa cánh đồng, không một bóng cây. Chốt là lều trại chỉ lợp bằng bạt ni-lông trên khung mấy cây gỗ tạp. "Lán chủ yếu để ban đêm che sương thôi, còn ban ngày, anh em phải tìm gốc cây ngồi chứ ở trong này nắng nóng không chịu nổi" - một chiến sĩ nói. Đúng như vậy, vừa bước vào lán, chúng tôi đã cảm nhận được hơi nóng từ bạt ni-lông phả xuống cảm giác như bị sốc nắng. "Trời nắng là vậy, còn mưa thì nền bị ướt, nước dột tứ tung" - đại úy Trần Văn Giàu, Đội trưởng kiểm soát hành chính Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cho biết.

Nhìn xung quanh chốt, thấy chỉ có chiếc ghế đá đã gãy mất một chân, một chiếc giường bằng tre và hai chiếc võng. "Chốt Mộc Bài có chiều dài biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia là 17,9 km. Trước đây khi chưa có dịch, vùng biên này chỉ có 6 chốt, nay đã tăng cường lên 27 chốt để hỗ trợ phòng chống dịch, hầu như đều chưa có đủ các điều kiện sinh hoạt cần thiết để phục vụ anh em" - đại úy Giàu nói thêm.

Hiện nay, để có nước sinh hoạt, các chiến sĩ ở chốt phải ra tận gần đồn mang từng can vào. Theo nhiều chiến sĩ ở đây, dù cuộc sống vật chất có thiếu thốn nhưng các anh đều cố gắng vượt qua.

Ở một chốt khác cách đó chừng 500 m, khi chúng tôi đến cũng là lúc Đỗ Hoàn Anh Khôi, chiến sĩ tăng cường từ TP HCM, vừa đi tuần về. Với vẻ mặt còn mệt mỏi, Khôi nói: "Thời tiết ở đây khắc nghiệt quá, khi nắng rát mặt, mưa thì tối trời, kèm theo sấm sét. Hầu hết chúng tôi đã gần một năm nay chưa về nhà. Có thể vất vả chút nhưng hy vọng dịch sẽ sớm qua đi để cuộc sống người dân được bình yên, chúng tôi cũng sớm được về với gia đình".

Trung tá Lê Văn Đàm, Phó Đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, cho biết hiện nay, được sự quan tâm của cấp trên, chính quyền địa phương, cuộc sống của anh em có phần tốt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, cơ sở vật chất vẫn còn thiếu, nhất là trang thiết bị hỗ trợ để cán bộ chiến sĩ tuần tra, kiểm soát. Mặt khác, tuy khí hậu ở đây quá khắc nghiệt, ngày thì nắng nóng muốn cháy da, ban đêm muỗi mòng dày đặc nhưng các chiến sĩ đều nêu cao tinh thần trách nhiệm. Không ai rời bỏ vị trí. Đặc biệt, thời gian gần đây, khi đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, các chiến sĩ cho dựng thêm nhiều điểm chốt dã chiến như thế này ở khu vực "cánh gà" cửa khẩu Mộc Bài nhằm ngăn chặn dòng người từ vùng dịch nhập cảnh trái phép, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát y tế và cách ly theo quy định.

Sống trong "lò hấp"

Dọc theo đường biên giới Tây Nam là hàng trăm chốt canh được dựng lên từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Những chốt canh được các chiến sĩ biên phòng gọi thân thương là "mái nhà biên giới", bao phủ toàn tôn kẽm, nằm giữa những bãi đất trống không một bóng cây. Giữa trưa, mặt trời trên đỉnh đầu như dội từng cơn lửa đỏ xuống chốt canh. "Mái nhà biên giới" rộng chừng 10 m2 nóng dần lên như lò xông hơi, dù đã mở bung hết cửa sổ. Những giọt mồ hôi cứ tuôn ra như tắm. Nhìn ra đường biên giới xa xa như lượn sóng bởi cái nắng kinh hoàng, thiếu tá Nguyễn Văn Nhỏ, Phó Đội trưởng đội vũ trang Đồn Biên phòng Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đã 14 tháng chưa về thăm nhà, nheo nheo mắt nói: "Trời này không dưới 37 độ C, còn bên trong chắc phải trên 40 độ C. Cái nóng vượt sức chịu đựng của người bình thường nhưng đối với chúng tôi chẳng hề gì cả, bởi đã quen rồi".

Thiếu tá Nhỏ cho biết: "Ban đầu chỉ là nhà bạt dã chiến nhưng do nước lũ lên nên phải làm nhà sàn kiểu này. Thời gian đầu không có điện, không có nước tắm, phải lấy nước từ dưới kênh lên lắng phèn để tắm, mà nước này từ ruộng của dân xổ ra hòa chung với biết bao nhiêu loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Sau này, lắp được pin năng lượng mặt trời nhưng chỉ tích điện bằng bình ắc-quy, không đủ để xài quạt máy. Do xác định nếu có hết dịch thì vẫn giữ các chốt canh này để kiểm soát đường biên giới tốt hơn nên bộ chỉ huy chủ trương cho khoan giếng nước ngầm ở các chốt để anh em có nước sử dụng lâu dài. Giếng nước ở đây vừa khoan xong đúng 2 tuần" - thiếu tá Nhỏ nói.

"Cái khó của anh em cắm chốt là điều kiện ăn ở và sinh hoạt. Hiện đã giải quyết được phần nào 2 vấn đề quan trọng nhất là điện và nước. Còn các điều kiện sinh hoạt khác thì cố gắng mà thích nghi. Nhất là thời tiết, giờ tôi băn khoăn là làm sao để đủ điện cho anh em xài quạt máy, chứ buổi trưa nóng mà các anh em chuyền tay nhau cây quạt giấy thấy xót xa quá" - Chính trị viên, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng (tỉnh An Giang) Võ Hoàng Nam bày tỏ. 

(Còn tiếp)

23 km vùng biên được thắp sáng

Đáng mừng là dọc đường biên giới Tây Ninh đã có đèn cao áp chiếu sáng, tạo điều kiện rất thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ trong việc tuần tra, kiểm soát, phòng chống tội phạm và người nhập cư trái phép.

"Tây Ninh thuộc địa phương có nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập từ biên giới cao nên trong thời gian qua, đoàn viên thanh niên, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang đã cấp tốc hoàn thiện công trình thắp sáng cho 23 km đường tuần tra biên giới" - trung úy Trần Nguyễn Đoàn - Trưởng trạm kiểm soát biên phòng Mũi Điện, Đồn Biên phòng Tân Thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, vừa được tăng cường vào đây - chia sẻ.

Dẫn chúng tôi đi dọc tuyến bên giới do chốt phụ trách, dưới ánh đèn điện cao áp, trung úy Nhật phấn khởi nói: "Nhờ có đèn điện nên công việc tuần tra biên giới rất tiện lợi cho anh em. Tôi hy vọng tất cả đường biên giới của chúng ta cũng sẽ được thắp sáng thế này để cán bộ, chiến sĩ tuần tra kiểm soát hiệu quả hơn, bảo đảm an ninh quốc gia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo