xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấm nuôi chim yến ở nội đô?

Văn Duẩn

Với nội dung quy định tại dự thảo Luật Chăn nuôi, nếu có hiệu lực thì các địa phương sẽ buộc phải đóng cửa tất cả số nhà nuôi chim yến

Trong tuần qua, Quốc hội (QH) thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Chăn nuôi (CN). Nội dung được nhiều đại biểu (ĐB) góp ý là quy định cấm CN trang trại trong khu dân cư; CN trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã trừ nuôi động vật cảnh, động vật trong phòng thí nghiệm.

Đẩy khó cho người chăn nuôi?

Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), dự thảo quy định "tiếng ồn từ CN bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong CN" và "tổ chức, cá nhân CN phải xử lý tiếng ồn phát ra từ các hoạt động của CN". Quy định như thế tức là người CN phải xử lý cả tiếng phát ra từ vật nuôi và thiết bị sử dụng trong CN. Tuy nhiên, trong CN có hoạt động dẫn dụ chim yến mà đây là chim trời bay trên không trung và phát ra tiếng kêu. Người dẫn dụ chim yến không thể nào xử lý hành vi này được mà chỉ xử lý thiết bị tạo ra âm thanh dẫn dụ. Do đó, ĐB này đề nghị nghiên cứu quy định cho phù hợp.

Cấm nuôi chim yến ở nội đô? - Ảnh 1.

Nhà nuôi yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ảnh: TTXVN

Cũng theo ĐB Kim Bé, quy định tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải kê khai với UBND cấp huyện nơi có cơ sở nuôi về số lượng chim yến ước tính tại thời điểm kê khai là rất khó khăn. Hơn nữa, cung cấp thông tin này cho UBND huyện có ý nghĩa gì trong quản lý nhà nước thì chưa rõ ràng. Trong khi dự thảo cũng cấm gian lận trong kê khai CN. Như vậy, vô hình trung đẩy điều khó khăn cho người CN.

Tính khả thi rất thấp

Theo ĐB Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng), phần giải thích từ ngữ của dự luật có nêu vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và các loại động vật nuôi khác trong CN. Như vậy, hoàn toàn có thể hiểu nội dung cấm áp dụng chung cho tất cả các loại vật nuôi, gồm cả gia súc, gia cầm và các loại động vật khác. Điều này phù hợp với loại hình CN gia súc, gia cầm nhưng không phù hợp và khó khả thi trong thực tiễn đối với các đối tượng nuôi khác được quy định trong dự luật. Dẫn ví dụ thực tế, ông Tùng cho biết đã có hàng vạn nhà yến với quy mô đàn hàng triệu cá thể tồn tại trong nội đô các thành phố lớn, thị xã, cũng như trong các khu dân cư, cho thu nhập ít nhất vài chục triệu đồng/tháng mỗi hộ gia đình. Việc cấm như cách nêu tại dự luật đồng nghĩa các địa phương sẽ buộc đóng cửa tất cả số nhà yến trên, tính khả thi sẽ rất thấp.

Ngoài ra, theo vị ĐB TP Hải Phòng đồng thời là Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, dự thảo quy định nuôi chim yến được coi là một loại hình nuôi có điều kiện nhưng không đề cập các điều kiện cần đáp ứng đối với cơ sở nuôi chim yến, chỉ nêu là giao Chính phủ quy định chi tiết. Như vậy sẽ tạo xung đột về mặt pháp lý khi giao Chính phủ quy định những nội dung về điều kiện CN đối với các địa bàn, khu vực đã bị cấm. ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) đánh giá việc cấm CN trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã là chưa phù hợp và thiếu chặt chẽ. Chỉ cần quy định là cấm CN trong khu vực không được CN thì sẽ bao quát hơn.

ĐB Hoa Ry cũng đề nghị quy định không được nuôi chim yến trong trung tâm thành phố, thị xã, viện và các khu dân cư đông người dân sinh sống vì lý do bảo vệ môi trường và văn minh đô thị. Trường hợp đã có cơ sở nuôi yến trước khi luật có hiệu lực thì đề nghị duy trì từ 5-7 năm phải di dời nhằm bảo vệ quyền lợi cho người CN.

Thay mặt ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết ban soạn thảo sẽ chắt lọc và tiếp thu các ý kiến để khi thông qua luật có chất lượng cao nhất và có tính khả thi.

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Trong tuần làm việc áp chót của kỳ họp thứ 6, QH sẽ biểu quyết thông qua nhiều nghị quyết và bàn về nhiều báo cáo quan trọng. Cụ thể, ngày 12-11, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ngày 13-11, QH nghe Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018; Báo cáo công tác năm 2018 của viện trưởng VKSND Tối cao và chánh án TAND Tối cao; Báo cáo về công tác thi hành án năm 2018; Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018. Sau đó, QH thảo luận ở hội trường về các báo cáo nêu trên. Trong tuần, QH cũng sẽ biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo