xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

VĂN DUẨN - MINH CHIẾN

Bộ Công Thương yêu cầu duy trì mức dự trữ gạo lưu thông tối thiểu để bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá lúa, gạo tại thị trường trong nước và bảo đảm an ninh lương thực

Ngày 20-7, Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo trắng ngoại trừ gạo đặc sản basmati. Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo Việt Nam đang tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị.

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7-2023 (từ ngày 1 đến 15-7) cả nước xuất khẩu 249.273 tấn gạo, kim ngạch đạt 135,45 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến ngày 15-7, cả nước xuất khẩu hơn 4,48 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt gần 2,4 tỉ USD, tăng hơn 17% về lượng và tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch tăng trưởng cao hơn nên trị giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu năm nay cũng cao hơn cùng kỳ 2022. Cụ thể, từ đầu năm đến 15-7, trị giá bình quân đạt hơn 530 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 490 USD/tấn.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Trước đó, vào tháng 9-2022, Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số mặt hàng gạo không phải gạo basmati để kiểm soát tình hình giá cả tăng cao và sau đó gỡ lệnh cấm này vào tháng 12-2022.

Ngày 25-7, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho biết việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tác động tích cực đến Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải tranh thủ thời cơ, tuân thủ theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Ấn Độ là quốc gia chiếm tới 40% xuất khẩu gạo thế giới nên họ cấm xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu, kéo theo giá gạo sẽ tăng cao trong thời gian tới do nhu cầu mua lương thực phục vụ tiêu dùng và tích trữ tăng cao ở các quốc gia.

Cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônĐồ họa: ANH THANH

Việt Nam là nước xuất khẩu thứ 3 thế giới. Về mặt sản xuất, Việt Nam đang ở thời điểm thuận lợi, kế hoạch sản xuất trên 43 triệu tấn có thể hoàn thành được. Do vậy, nhu cầu an ninh lương thực, chế biến, mục đích tiêu dùng bảo đảm được và xuất khẩu sẽ vượt 6,6 tấn gạo. "Để tranh thủ được thời cơ này, các doanh nghiệp phải tuân thủ theo Nghị định 107 của Chính phủ, đánh giá nguồn cung, nhu cầu thị trường để ký hợp đồng mới. Về lâu dài, các doanh nghiệp xuất khẩu cần hợp tác với nông dân, hợp tác xã để xây dựng các vùng nguyên liệu, bảo đảm đầu ra ổn định chất lượng, số lượng và giá cả. Tránh tư duy buôn chuyến" - ông Cường lưu ý.

Hiện tại sản xuất lúa gạo vẫn đang diễn ra bình thường, các nhu cầu phục vụ an ninh lương thực và tiêu dùng nội địa khác vẫn bảo đảm. Trong 6 tháng đầu năm, diện tích lúa đã thu hoạch đạt khoảng 3,3 triệu ha, sản lượng đã thu được khoảng 21,8 triệu tấn. Dự kiến, diện tích lúa còn lại 3,75 triệu ha (tương đương với sản lượng 21 triệu tấn) sẽ được thu hoạch từ nay đến cuối năm 2023 và tháng 1-2024.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định của Chính phủ, bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá lúa, gạo tại thị trường trong nước và bảo đảm an ninh lương thực. Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường đôn đốc các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, giữ vai trò dẫn dắt như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam... tổ chức thu mua và tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường gạo; chủ động trao đổi, tổng hợp ý kiến của hội viên về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng, lưu thông gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp với các bộ, ngành liên quan. 

Ba nước xuất khẩu tăng mạnh

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), Philippines gia nhập danh sách các nước xuất khẩu gạo nhiều trong nửa đầu năm nay với 1,5 triệu tấn, trị giá 772 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng tới 31% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc cũng được ghi nhận với sản lượng hơn 632.000 tấn (tăng 63%), trị giá 364 triệu USD (tăng 79%), thị phần chiếm 19%. Indonesia cũng tạo đột phá trong 5 tháng đầu năm 2023 với 369.032 tấn, tăng 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo