Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023; riêng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024.
Chiều cùng ngày, QH thảo luận dự án Luật Phòng thủ dân sự. Trong phần thảo luận, ĐB Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về dự thảo luật này. ĐB Nguyễn Tâm Hùng cho rằng nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh. Từ đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự, đòi hỏi hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng phát biểu tại phiên thảo luận dự án Luật Phòng thủ dân sựẢnh: PHẠM THẮNG
Tuy nhiên, về các hành vi nghiêm cấm tại điều 9, ĐB Hùng đề nghị bổ sung một khoản đó là cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện khi địa phương huy động thực hiện phòng thủ dân sự. Lý do bổ sung khoản này là để khi có tình huống về thảm họa, sự cố, thiên tai, địa phương huy động mà các tổ chức, cá nhân cản trở hoặc không giao lực lượng, phương tiện để làm cơ sở chế tài xử lý. Đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực của luật.
Về thẩm quyền điều động, huy động lực lượng, phương tiện, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị cần có chế tài trong trường hợp không chấp hành hoặc có những thực hiện nửa vời. ĐB cũng chỉ rõ quy định về huy động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp còn chồng chéo với Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp. Do đó đề nghị dẫn chiếu, rà soát nhằm tránh chồng chéo nhau.
Hôm nay (10-11), QH thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Bình luận (0)