xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần thiết phải có một thể chế vượt trội

PGS-TS Trần Hoàng Ngân

Trong chặng đường phát triển 48 năm, TP HCM luôn vượt qua khó khăn, thách thức để có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước; là đầu tàu, là động lực của cả nước; trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì tiềm năng, lợi thế, thế mạnh của TP HCM vẫn chưa được khai thác, phát huy hiệu quả; hệ thống kết cấu hạ tầng và kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ. Điều này được nhìn nhận khi đánh giá, tổng kết các nghị quyết về TP HCM. Tổng kết Nghị quyết 16-NQ/TW năm 2012 của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 (NQ 54), Bộ Chính trị thấy rằng rất cần thiết phải có một thể chế vượt trội, tương thích, phù hợp với tính chất đô thị đặc biệt của TP HCM để thành phố không chỉ là đầu tàu, động lực của cả nước mà phải là đặt trong sự so sánh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 (NQ 31) của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, xác định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của TP HCM đối với cả nước; đưa ra mục tiêu đến năm 2030 là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước. Đặc biệt, đến năm 2030, TP HCM phải hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2045, TP HCM phải phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế. Mục tiêu, kỳ vọng đặt cho TP HCM rất lớn, ở một vị thế mới, tức là không so sánh với tỉnh, thành khác trong cả nước nữa mà ở thế trận so sánh với các thành phố lớn trên thế giới. TP HCM là bộ mặt quốc gia, phải sánh vai với khu vực và thế giới.

Do đó, đòi hỏi phải có một nghị quyết mới của Quốc hội thay thế NQ 54 nhằm tạo điều kiện cho TP HCM khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của TP HCM để tương xứng với đầu tàu kinh tế - xã hội. Hơn nữa, việc ban hành nghị quyết mới về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển đã nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2022 (NQ 24), NQ 31 và Nghị quyết 81/2023/QH15 (NQ 81) của Quốc hội đề ra là rất cấp thiết. So với NQ 54, nghị quyết mới lần này cũng dựa trên Hiến pháp và các định hướng, nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển TP HCM trong giai đoạn mới.

Dự thảo Nghị quyết mới có 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 44 cơ chế cụ thể. Trong đó có 2 chính sách kế thừa NQ 54; 5 chính sách vừa kế thừa vừa "nâng cấp" từ NQ 54; 4 chính sách nằm trong các nghị quyết của các địa phương mà TP HCM thấy phù hợp; 6 chính sách nằm trong các dự thảo sửa đổi luật như Luật Đất đai và Luật Nhà ở; cùng 27 chính sách mới. 27 chính sách mới này đi sâu vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho TP HCM quản lý hiệu quả một đô thị đặc biệt; huy động được các nguồn lực để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội TP HCM. Có thể kể đến cơ chế cho phép TP HCM áp dụng phương thức đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực văn hóa, thể thao nhằm thu hút các nguồn lực xã hội; được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD) để khai thác hiệu quả quỹ đất; được áp dụng hợp đồng BT, BOT để nâng cấp, mở rộng đường đô thị nội đô, khép kín hệ thống giao thông thành phố; cơ chế ưu tiên để thu hút các nhà đầu tư chiến lược…

Với 44 chính sách bao gồm nhiều lĩnh vực, TP HCM nhận thức đây không phải là vấn đề "xin" mà là thành phố "dám nghĩ, dám làm, dám nói ra những điều mình đang tắc nghẽn". TP HCM sẵn sàng nhận trách nhiệm, xung phong nhận nhiệm vụ; dám nhận nhiệm vụ cũng có nghĩa là dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, những bài học về phát huy hiệu quả nghị quyết của Quốc hội cũng như quá trình chuẩn bị để triển khai khi nghị quyết mới được thông qua cần được nghiêm túc rút ra.

Tin rằng nghị quyết mới với thể chế mới, vượt trội sẽ giúp TP HCM tháo gỡ những điểm nghẽn, ngăn chặn đà suy giảm, để tiếp tục là đầu tàu, có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho cả nước, vì cả nước. Từ đó có điều kiện đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hơn; nâng cao chất lượng sống của người dân; có điều kiện thu hút được các tập đoàn lớn trên thế giới; có điều kiện xây dựng trung tâm tài chính mang tầm châu Á; tăng tốc, bứt phá và phát triển bền vững. Đây là một nghị quyết giúp TP HCM thực hiện được mục tiêu NQ 31, NQ 24 của Bộ Chính trị và NQ 81 của Quốc hội.

Bước quá độ cho Luật Đô thị đặc biệt ra đời

Điểm nghẽn lớn nhất hiện nay của TP HCM là thể chế. Do đó, TP HCM cần một thể chế phù hợp với một đô thị đặc biệt. Việt Nam có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Hà Nội đã có Luật Thủ đô, trong khi chờ Luật Đô thị đặc biệt dành cho TP HCM thì cần phải có những bước quá độ, tức là phải có một nghị quyết của Quốc hội - xem như một bước chuẩn bị cho sự ra đời Luật Đô thị đặc biệt trong thời gian tới.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo