xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp bách khôi phục, phát triển kinh tế

THẾ DŨNG

Trước tình hình đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tập, Bộ Chính trị chỉ đạo quán triệt thực hiện các nhiệm vụ, trong đó giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm cho người dân

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký Kết luận số 77-KL/TW về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Kết luận đánh giá đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam cũng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng; GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây.

Trong tình hình trên, nhờ ứng phó kịp thời, ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt nên đến nay Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.

Cấp bách khôi phục, phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Công ty TNHH Ba Huân nỗ lực vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường; tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết, Bộ Chính trị đề ra các định hướng quan trọng. Đó là cần khai thác tối đa thị trường trong nước, song song với phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế. Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Chủ động điều hành, điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước, trong đó có thu ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước và nợ công cho phù hợp tình hình thực tiễn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn; hỗ trợ DN khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế; khắc phục, tháo gỡ khó khăn về sản xuất kinh doanh, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng các chính sách đặc biệt, tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội tại và sức cạnh tranh, khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế.

Kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa

Trên cơ sở định hướng, Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong thời gian tới. Cụ thể: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, DN, người lao động, đặc biệt là DN nhỏ và vừa vượt qua khó khăn. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm 2020.

Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022-2025.

Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Khởi công, triển khai thực hiện ngay các dự án quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, vùng và ngành, lĩnh vực.

Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Trong đó, điều chỉnh một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 từ phương thức đầu tư đối tác công - tư sang đầu tư từ ngân sách nhà nước , bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế về khả năng huy động vốn tín dụng để thực hiện từng dự án đối tác công - tư và có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Đổi mới, hoàn thiện thể chế

Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp dài hạn được Bộ Chính trị quán triệt thực hiện, nhằm khơi thông, giải phóng nguồn lực phát triển, nâng cao năng lực quản trị quốc gia. Đổi mới phải mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật, gắn với cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; xây dựng khung chính sách, pháp luật, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng chuyển đổi số.

Đồng thời, đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; phục hồi và ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu phù hợp, hiệu quả, thích ứng với tình hình mới. Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu; tăng cường xuất khẩu.

Bộ Chính trị lưu ý về lâu dài, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh nhằm đón đầu các thời cơ, lợi thế, cơ hội mới. Theo đó, hỗ trợ hiệu quả DN trong nước, không để bị lợi dụng thâu tóm bởi nhà đầu tư ngoài nước. Cùng với đó, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, thoái vốn gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước; phát huy vai trò đầu tàu của các tập đoàn, DN lớn trong việc hình thành các chuỗi giá trị, thúc đẩy sự tham gia của DN nhỏ và vừa. Tạo điều kiện thuận lợi để các DN thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng, tận dụng các cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo việc làm cho người lao động.

Trong các nhiệm vụ, giải pháp dài hạn, Bộ Chính trị còn yêu cầu chú trọng thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động trong nước, gắn với thị trường lao động quốc tế.

Chưa tăng lương cán bộ, công chức, viên chức

Tại Kết luận số 77-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Trước mắt, chưa triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo