xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chấn chỉnh ý thức về giao thông

GIA KHANG

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên gấp đôi để chấn chỉnh ý thức giao thông tại TP HCM vừa được Ủy ban MTTQ TP HCM và Ban Giám đốc Công an TP HCM đưa ra trong hội nghị lấy ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khu vực nội thành TP HCM.

Những quyết định liên quan đến túi tiền của người dân luôn được quan tâm và thường có những ý kiến trái chiều. Cơ quan chức năng thì cho rằng nguyên nhân gây kẹt xe, ùn tắc và tai nạn nội đô là do ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông rất kém, cần phải tăng mức phạt để chấn chỉnh. Mong muốn giải quyết tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông là chính đáng, thế nhưng đó có phải bài toán căn cơ để giải quyết tình trạng này?

Trước tiên đề cập về mức phạt. Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành năm 2019 (Nghị định 100) thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt. Nội dung chính của Nghị định 100 là tăng mức xử phạt hành vi vi phạm. Đến tháng 12-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng... trong đó có Nghị định 100.

Nghị định này áp dụng từ ngày 1-1-2022 với hàng loạt mức phạt vi phạm giao thông đều tăng mạnh. Cụ thể, người đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai có mức phạt 400.000-600.000 đồng (mức cũ 200.000-300.000 đồng). Tăng mức phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng lên 1 - 2 triệu đồng đối với người chạy xe máy không có bằng lái hoặc dùng bằng lái bị tẩy xóa, bằng lái không hợp lệ. Với người lái môtô trên 175 cm3, mức phạt hành vi này tăng từ 1,2 - 3 triệu đồng lên 2 - 4 triệu đồng…

Áp dụng chưa đến 1 năm, nay tiếp tục đề xuất tăng gấp đôi mức phạt cần phải tạo được sự đồng thuận của xã hội.

Tai nạn giao thông, kẹt xe là thực trạng chung trên toàn quốc. Đưa ra biện pháp cấp thời thì phải mang tính phổ quát để có tác động chung đối với xã hội. Chỉ khu biệt ở một địa phương thì tác dụng tuyên truyền và tính răn đe không cao, trong khi 2 yếu tố này có vai trò then chốt trong việc chấn chỉnh ý thức giao thông. Nếu đề xuất của TP HCM mang tính thử nghiệm và có kết quả đột phá thì cần nhân rộng để áp dụng cho tất cả đô thị lớn.

Tình trạng kẹt xe, tai nạn ngoài yếu tố ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông kém còn những vấn đề khác, như hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, mật độ dân số tăng cao, quy hoạch dân cư chưa tốt, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm… Trong năm 2021, cả nước xảy ra 11.500 vụ tai nạn, làm chết khoảng 5.800 người. Chỉ riêng TP HCM xảy ra hơn 1.700 vụ tai nạn, làm chết 477 người. Với dân số chiếm khoảng 1/10 của quốc gia, mật độ khoảng 4.300 người/km2 (cao nhất nước), tình trạng kẹt xe, tai nạn ở TP HCM cần được giải quyết bằng những giải pháp đột phá, mang tính vĩ mô chứ không chỉ là tăng mức phạt vi phạm mang tính địa phương. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo