xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy đua với sạt lở

VÂN DU - CA LINH - CÔNG TUẤN - MINH SƠN

Bên cạnh việc tập trung nguồn lực để chống sạt lở, nhiều địa phương đã dùng giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân cùng tham gia trồng cây giữ đất

Liên tục trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của mưa giông và triều cường nên nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL đã xảy ra sạt lở khiến người dân bất an.

Khẩn trương di dời và làm kè

Vụ sạt lở đã xảy ra mấy ngày nhưng ông Dương Ngọc Văn (64 tuổi; ngụ xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) vẫn chưa hết hoảng sợ. Theo lời ông Văn, nửa đêm, khi cả gia đình đang ngủ thì ông nghe tiếng động rất mạnh trước nhà. Vội mở cửa ra xem, ông Văn hốt hoảng khi chứng kiến đoạn đê bao trước nhà bị sạt lở, rơi xuống sông.

Chạy đua với sạt lở - Ảnh 1.

Nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn cặp sông ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng.Ảnh: VÂN DU

Theo UBND xã Chánh An, vụ sạt lở cuốn đi hơn 40 m đoạn đê bao kết hợp đường giao thông nông thôn cặp sông Măng, ăn sâu vào đất liền khoảng 10 m. Hậu quả làm chia cắt tuyến đường giao thông nông thôn nên mấy ngày nay gây khó khăn trong việc đi lại của người dân, song rất may không gây thiệt hại về người. "Sau khi xảy ra sự việc, ngành chức năng của địa phương đã khẩn trương tổ chức di dời người dân nằm trong vùng sạt lở đến nơi an toàn, đồng thời lắp biển cảnh báo. Hiện nay đang vào mùa mưa, triều cường dâng cao nên khu vực sạt lở đang được gia cố để bảo vệ vườn cây ăn trái của người dân nằm bên trong" - ông Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Chánh An, thông tin.

Ngoài ra, tại Vĩnh Long, có 2 điểm sạt lở nguy hiểm là bờ bao kênh Hai Quí (huyện Bình Tân) và bờ bao cồn Sừng (thị xã Bình Minh). Chính vì vậy, vừa qua, ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, đã ra quyết định công bố tình huống khẩn cấp tại 2 khu vực này nhằm ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do thiên tai. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai các giải pháp phi công trình và công trình nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản các hộ dân.

Trong khi đó, theo Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có 9 điểm sạt lở với tổng chiều dài 268 m. Trước tình hình này, để bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân, Chi cục Thủy lợi đã tham mưu cho thành phố đầu tư trên 6 km kè bê-tông cốt thép và đang thực hiện 9 km kè chống sạt lở tại những vị trí nguy cơ đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Trong kỳ họp thứ 6 của HĐND TP Cần Thơ cũng đã thông qua nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc, phường Trà An, quận Bình Thủy, với tổng chiều dài kè 2 km, vốn đầu tư hơn 272 tỉ đồng.

Đẩy mạnh trồng cây giữ đất

Tại Cà Mau, hiện tượng thời tiết cực đoan những ngày gần đây đã khiến đê biển Tây xuất hiện nhiều điểm sạt lở nguy hiểm nằm ở 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh với tổng chiều dài gần 2.700 m. Lực lượng hộ đê đang ngày đêm khẩn trương khắc phục những điểm xung yếu để bảo vệ đê, bảo vệ sản xuất của hàng ngàn hộ dân bên trong.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho biết tần suất xuất hiện sóng và triều cường kỷ lục diễn ra nhanh, kéo dài hơn so với trước đây. "Đối với những đoạn đê biển Tây sạt lở nguy hiểm, trước mắt chúng tôi thảm đá, rọ đá… để bảo vệ đê. Về lâu dài, những đoạn không còn hoặc còn ít rừng phòng hộ sẽ cứng hóa 2 mặt đê, bảo vệ khôi phục lại hệ thống rừng phòng hộ để tạo lá chắn bảo vệ cho đê biển trước những cơn thịnh nộ của thiên nhiên" - ông Hoai thông tin thêm.

Tương tự, tình trạng sạt lở bờ sông tại Cà Mau cũng diễn biến phức tạp và khó lường. Theo thống kê, toàn tỉnh có hơn 100 vị trí sạt lở với chiều dài hàng ngàn mét. Đa phần các vụ sạt lở bờ sông diễn ra rải rác nên việc xử lý đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Do đó, ngành chức năng tỉnh Cà Mau xác định chủ yếu tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên kiểm tra nơi ở, làm bờ kè, trồng cây xanh ven sông để giữ đất. Mới đây, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ra quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê biển Tây, đoạn từ bờ Nam cống Kênh Mới đến bờ Bắc cống Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời và khu vực Vàm Tiểu Dừa, huyện U Minh. Tổng kinh phí khắc phục, nâng cấp, sửa chữa khoảng 36,9 tỉ đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Danh, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, biện pháp khẩn cấp phòng chống sạt lở là các cấp ủy, chính quyền, các ngành và địa phương, nòng cốt là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự, biên phòng theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn để chuẩn bị nguồn lực, phương án sẵn sàng ứng phó và khắc phục hậu quả. Trong đó cần lưu ý rà soát, nắm chắc hiện trạng các hộ dân đang sinh sống trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản và không để thiệt hại về người. 

Nên học theo mô hình của Hà Lan

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ), hiện nay nhiều địa phương ở ĐBSCL đang có xu thế đô thị hóa và công nghiệp hóa theo bờ sông. Điều này đúng với bối cảnh tự nhiên và sông nước dày đặc của vùng. Tuy nhiên, nên cẩn thận bởi 2 yếu tố: Thứ nhất, biến đổi khí hậu, sạt lở và sụt lún bờ sông đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thứ hai, tăng mật độ sống, sinh hoạt và kinh doanh theo sông thì mức độ ô nhiễm nguồn nước sông ngày càng cao. Ở Hà Lan, họ tạo không gian xanh cho sông bằng cách từ bờ sông đi vào đất liền ít nhất 200 m là có đê sông, tới khoảng không gian rộng khác mới bắt đầu cất nhà. Chúng ta nên học hỏi mô hình này vì nó rất quan trọng cho ĐBSCL trong tương lai.

Chạy đua với sạt lở - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo