xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chế tạo thành công bộ kit thử nhanh nCoV

Lan Anh - Quang Nhật

Bộ công cụ có khả năng ứng dụng ngay tại y tế tuyến huyện hay trong các bệnh viện dã chiến

Hai nhà khoa học là TS Lê Quang Hòa và TS Nguyễn Lê Thu Hà (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) vừa chế tạo thành công bộ công cụ phát hiện nhanh nCoV cho kết quả trong vòng 70 phút thay vì 3, 4 giờ như phương pháp thử thông thường.

Rút ngắn thời gian phát hiện nCoV

Ngay sau khi trình tự hệ gien của chủng nCoV-2019 được công bố trên ngân hàng GenBank vào ngày 13-1-2020, nhóm nghiên cứu đã chủ động tiến hành phát triển sinh phẩm RT-LAMP phát hiện nhanh chủng này. Đặc biệt, phản ứng RT-LAMP này không cho kết quả dương tính giả với các loại virus corona khác như: SARS CoV, MERS-CoV, HKU4, HKU1, OC43 và 229E.

"Ưu điểm của sinh phẩm RT-LAMP phát hiện nCoV-2019 là có độ chính xác cao tương đương với các phương pháp tiêu chuẩn, không yêu cầu thiết bị phức tạp, có khả năng ứng dụng ngay tại y tế tuyến huyện hay trong các bệnh viện dã chiến. Thời gian phân tích chỉ 70 phút bao gồm cả giai đoạn tách chiết RNA, trong khi quy trình chẩn đoán tiêu chuẩn RT-PCR hiện nay kéo dài ít nhất 4 giờ (240 phút). Giá thành của sản phẩm này có thể chỉ bằng 1/2 so với RT-PCR" - TS Hòa chia sẻ.

Theo TS Lê Quang Hòa, các kết quả nói trên được thu nhận dựa trên các mẫu RNA được phiên mã in vitro. Do vậy, để bảo đảm độ chính xác, bước tiếp theo cần so sánh các đặc tính của bộ sinh phẩm với phương pháp tiêu chuẩn Real-time RT-PCR (khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới - WHO) trên các mẫu RNA virus được thu nhận từ mẫu bệnh phẩm. Đặc biệt, phản ứng dương tính được phát hiện trực tiếp bằng mắt thường dựa trên việc đổi màu dung dịch, giúp rút ngắn và đơn giản hóa quy trình phân tích. Đối với những mẫu dương tính mạnh thời gian có thể rút ngắn hơn rất nhiều.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động tối 9-2, bà Lê Thị Khánh Vân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khởi nghiệp, cho hay đây là nghiên cứu độc lập rất cần sự hỗ trợ của Bộ Y tế cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN). 

Chế tạo thành công bộ kit thử nhanh nCoV - Ảnh 1.

TS Lê Quang Hòa - Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu - chia sẻ về công trình nghiên cứu của nhóm Ảnh: HOÀNG LAN ANH

Chạy đua nghiên cứu bộ kit "đọc vị" nCoV

Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh vừa ký quyết định phê duyệt danh mục 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch nCoV. Theo đó, 3 đề tài nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus Corona 2019 (nCoV) giao cho Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty CP Công nghệ Việt Á thực hiện; Nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc chủng mới của nCoV giao cho Công ty TNHH Một thành viên Sinh hóa Phù Sa - Biochem chủ trì phối hợp với Viện Pasteur TP HCM và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ - Sở KH-CN Cần Thơ thực hiện; Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, virus bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Việt Nam giao cho Viện Pasteur TP HCM chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.

Theo Bộ KH-CN, các đơn vị được giao chủ trì và phối hợp đã cam kết trong thời gian 1 tháng có thể sản xuất hàng loạt phục vụ công tác phòng, chống dịch. Riêng bộ sinh phẩm RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty CP Công nghệ Việt Á thực hiện có thể có sản phẩm sau 2 tuần nếu được tạo điều kiện thông quan nhanh hóa chất, nguyên liệu nhập khẩu và được Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP HCM cung cấp chứng dương (mẫu đối chứng) nCoV. Đồng thời, các đơn vị sản xuất cũng đề nghị Bộ Y tế cho phép đưa vào sử dụng các bộ sinh phẩm này theo quy trình rút gọn để phục vụ công tác phòng, chống đại dịch.

Bệnh viện Trung ương Huế đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện các xét nghiệm nCoV kể từ hôm 9-2. Đây là đơn vị thứ 5 tại Việt Nam và đơn vị bệnh viện đầu tiên của miền Trung (không tính Viện Pasteur Nha Trang) thực hiện được xét nghiệm này. Hiện Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành xét nghiệm cho những đối tượng theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 108/KCB-QLCL&CĐT của Bộ Y tế. 

Chỉ làm khí dung theo chỉ định của bác sĩ

Liên quan đến thông tin virus nCoV lây qua bụi khí (dịch chính xác là khí dung - PV). Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã phủ nhận tình huống lây lan này. Theo ông Nguyễn Trường Sơn, nCoV lây qua không khí là với người bị các giọt bắn từ người nhiễm bệnh nếu tiếp xúc ở khoảng cách gần còn trên 2 m là an toàn. Trước thông tin nCoV có thể lây qua khí dung - một phương pháp chữa bệnh thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, BS Lê Sỹ Hùng Phó trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo người dân và các bậc cha mẹ chỉ làm khí dung cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), khí dung từ lâu đã được xác định là một phương pháp điều trị lây gây nhiễm cao trong mùa dịch, tăng nguy cơ bội nhiễm gây tử vong. BS Khanh cũng giải thích rõ thông tin cho rằng cụm từ "aerosol" là bụi khí ngoài môi trường, khiến bệnh có thể phát tán ra môi trường thông thường là sai, bởi trong y khoa, aerosol chỉ có nghĩa duy nhất là khí dung.

Ng.Dung - A.Thư

Kit thử, test nhanh không phải là kết quả cuối cùng

Liên quan đến thông tin bộ kit thử nhanh nCoV do 2 nhà khoa học thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu, GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết đến thời điểm này, viện chưa thấy nói về test thử virus corona trong vài chục phút. Do đó, trước khi sử dụng, các kit, test nhanh cần được thử nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm, khẳng định đủ điều kiện về chất lượng, độ chính xác. GS-TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết một sản phẩm mới trong y học (test, kit chẩn đoán) cần được sản xuất, thử nghiệm theo một quy trình chuẩn mực và nghiêm ngặt trước khi có thể đưa ra ứng dụng trên lâm sàng. Các chuyên gia y tế cũng cho biết để làm căn cứ cho việc điều trị bệnh nhân thì kết quả chẩn đoán từ test nhanh, kit chẩn đoán nhanh không phải là cơ sở cuối cùng khẳng định kết quả xét nghiệm mà chỉ mang tính sàng lọc ban đầu.

Ng.Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo