xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ rõ trách nhiệm gây lãng phí điện tái tạo

MINH CHIẾN

Nhiều dự án năng lượng có nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn được nêu ra trên thực tế nhưng trong báo cáo giám sát chưa thể hiện rõ

Ngày 12-10, tiếp tục phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021".

An ninh năng lượng còn nhiều thách thức

Trình bày báo cáo kết quả giám sát, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH, cho biết trong giai đoạn 2016 - 2021, ngành năng lượng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả phân ngành, lĩnh vực.

Đối với cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện, cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức, đặc biệt đã xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ năm 2022, thiếu điện vào một số thời điểm của năm 2023, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.

Chỉ rõ trách nhiệm gây lãng phí điện tái tạo - Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 27 ngày 12-10 Ảnh: PHẠM THẮNG

Tại phiên họp, quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết thời gian qua, Bộ Công Thương ban hành cơ chế giá cố định (giá FIT), với cơ chế giá ưu đãi đã xuất hiện làn sóng đầu tư điện mặt trời, điện gió ồ ạt. Trên thực tế, nhiều dự án đã hoàn thành, có dự án được hưởng giá FIT, có dự án không hoặc có dự án được hưởng một phần giá FIT. Bên cạnh đó là thực trạng nhà đầu tư dự án điện tái tạo nhưng không thể hòa lưới. 

Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị đoàn giám sát cần làm rõ trách nhiệm ban hành giá FIT, việc ban hành cơ chế giá này có đúng nguyên tắc và tiêu chí hay không, có công bằng giữa các doanh nghiệp hay không? Ông Vũ Hồng Thanh cũng đề nghị làm rõ, đánh giá thực trạng này gây thất thoát, lãng phí của xã hội như thế nào...

Trách nhiệm chung chung

Phó Chủ tịch QH Trần Quang Phương đánh giá báo cáo giám sát tương đối đầy đủ nhưng cần đánh giá thêm những ách tắc, vướng mắc trong điều hành giá điện, than, khí hay xăng dầu; thực trạng các quy hoạch điện (Quy hoạch điện VII, VII điều chỉnh), cũng như vướng mắc giữa quy hoạch và truyền tải điện khi để xảy ra tình trạng thừa điện nhưng không thể hòa lưới. 

Theo ông Trần Quang Phương, quy hoạch vượt công suất truyền tải, đến khi có điện không hòa lưới, rồi vướng mắc trong hợp đồng, giá. "Việc này khiến một bộ phận doanh nghiệp, nhà đầu tư bất bình, mất niềm tin vào chính sách năng lượng của chúng ta. Ở đây có vấn đề gì không, có lợi ích nhóm không" - Phó Chủ tịch QH nói và đề nghị đoàn giám sát phải phát hiện vấn đề, nếu có thì chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh chuyên đề giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm và tạo ra chuyển biến sau giám sát, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong ban hành văn bản pháp luật, thực thi chính sách. Chủ tịch QH đề nghị nên tập trung nhiều vào vấn đề về an ninh năng lượng, trong đó quan trọng nhất là điện, xăng dầu và trong điện thì tập trung đánh giá sâu liên quan đến Quy hoạch điện VII. 

Kết hợp với chuyên đề giám sát về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho rằng nhiều dự án năng lượng có nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn được nêu ra trên thực tế nhưng trong báo cáo chưa thể hiện rõ. "Giám sát phải chỉ ra được trách nhiệm nhưng tôi đếm chỉ có 8 dòng trong dự thảo nghị quyết và cũng chung chung" - Chủ tịch QH nói. 

Giải ngân các chính sách hỗ trợ khoảng 94.700 tỉ đồng

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tính đến hết tháng 8-2023, giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 94.700 tỉ đồng. Một số chính sách tiếp tục thực hiện đến hết năm 2023.

Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh cho biết Thường trực Ủy ban Kinh tế đánh giá nhìn chung các chính sách triển khai thực hiện đã có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đóng góp quan trọng trong các kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, việc giải ngân hết các gói hỗ trợ này theo quy định của Nghị quyết 43 là không khả thi, quy trình thủ tục gây nhiều vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực hiện. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện chậm các gói hỗ trợ, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo