xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiết khấu, nguồn hàng xăng dầu cần phải thay đổi!

Minh Chiến - Nguyễn Hải

Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày, cố định vào thứ năm hằng tuần, cả vào các dịp nghỉ lễ để tránh biến động, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu trên cả nước vừa gửi đơn "cầu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ liên quan những bất cập trên thị trường xăng dầu hiện nay.

Bộ Công Thương giữ quan điểm về chiết khấu

Theo đó, DN bán lẻ cho biết chỉ được lấy hàng một nơi nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép chiết khấu khiến sức cạnh tranh bị triệt tiêu. DN bán lẻ kiến nghị ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ hợp lý, bảo đảm không có sự phân biệt đối xử giữa các DN.

Chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 2-2, bà Nguyễn Thị Sinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Chiến Thắng (hoạt động ở khu vực miền Bắc), cho hay từ năm 2022 đến nay, DN kinh doanh thua lỗ, bù đắp hàng loạt chi phí mặt bằng, nhân công, điện, nước do chiết khấu nhiều thời điểm bằng 0 đồng.

Một số cây xăng của DN bà Sinh ở rất xa so với khu vực tổng kho tại Hà Nội nên chi phí vận chuyển đội lên cao. Mức chiết khấu có thời điểm nhích lên 100 - 300 đồng/lít cũng chưa đủ để trang trải các khoản chi phí. Trong khi đó, nếu cửa hàng ngừng bán, ngay lập tức bị cơ quan chức năng xử phạt, khiến DN bán lẻ ở thế "tiến thoái lưỡng nan".

Chủ một cây xăng ở huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết lỗ kéo dài nhưng vẫn phải cố gắng cầm cự. Cây xăng chỉ có mong muốn duy nhất là được chiết khấu đủ để hoạt động, còn thời gian điều hành giá cả bao nhiêu ngày đối với cây xăng không quan trọng bằng phải có chiết khấu "đủ sống". Các cây xăng kiến nghị nên đưa mức chiết khấu vào giá xăng dầu, trong đó cần quy định rõ phần nào cây xăng được hưởng; nếu không, thương nhân phân phối sẽ trừ sạch khi tình hình khó khăn.

Ông Nguyễn Anh Lèo, Giám đốc HTX Xe du lịch và Vận tải số 4 (sở hữu 2 cây xăng tại TP HCM), cho biết cần phải cho cây xăng được lấy hàng từ 3 nguồn để tránh tình trạng bị chèn ép...

Chiết khấu, nguồn hàng xăng dầu cần phải thay đổi! - Ảnh 1.

Đổ xăng tại một cây xăng ở quận 3, TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Nhập hàng từ nhiều nguồn, rút ngắn kỳ điều hành

Trong quá trình sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, vấn đề chiết khấu một lần nữa được đưa ra bàn thảo, xin ý kiến để có những sửa đổi phù hợp.

Trong đề xuất mới nhất, Bộ Công Thương vẫn giữ quan điểm không quy định mức tối thiểu với lý do để các DN tự quyết định, điều chỉnh linh hoạt. Trường hợp để bảo đảm lợi ích của các cửa hàng bán lẻ, khi ký hợp đồng đại lý (nhượng quyền thương mại), các đại lý cần đưa ra điều khoản về mức chiết khấu tối thiểu với đơn vị cấp hàng.

Bộ Công Thương lý giải nếu phải đưa mức chiết khấu cho từng khâu của hệ thống phân phối sẽ tạo ra sự cứng nhắc trong quan hệ mua bán giữa các DN. Bên cạnh đó, khi đưa mức chiết khấu cố định vào chi phí kinh doanh trong cơ cấu giá cơ sở sẽ làm tăng giá xăng dầu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Khi hoạt động kinh doanh xăng dầu gặp khó khăn, không có sự chia sẻ giữa các khâu trong hệ thống phân phối thì các khó khăn sẽ dồn hết đến các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu, ảnh hưởng đến tổng thể nguồn cung xăng dầu trong nước.

Trong lần đề xuất sửa đổi quy định về kinh doanh xăng dầu này, điểm mới được Bộ Công Thương đưa ra là DN bán lẻ được lấy hàng từ nhiều nguồn, có thể giới hạn 2-3 nguồn. Việc này nhằm đa dạng nguồn cung xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế của DN bán lẻ trong đàm phán mua hàng.

Bộ Công Thương ủng hộ phương án cho DN bán lẻ lấy hàng từ nhiều nguồn nhưng cũng lo ngại quy định này có thể gây khó kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng. Ngoài ra, khi nguồn cung gặp khó sẽ không có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm về nguồn cấp cho DN bán lẻ.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án rút ngắn thời gian điều hành giá xuống 7 ngày. Thời gian điều hành giá sẽ cố định vào thứ năm hằng tuần và điều hành cả vào các dịp nghỉ lễ để tránh có biến động, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. Phương án này có ưu điểm là giá trong nước biến động sát hơn với giá thế giới. Tuy nhiên, thời gian nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam thường mất 10 - 15 ngày nên khi thị trường bất ổn sẽ bất lợi cho DN, họ khó đoán định được giá trong nước khi nhập hàng, nhất là khi giá đi xuống.

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, 7 ngày là phù hợp trong bối cảnh hiện nay, để từng bước điều hành giá sát hơn. "Nếu giá xăng dầu được điều chỉnh sớm và linh hoạt hơn khi có biến động giá mạnh sẽ không xảy ra tình trạng DN phải đóng cửa, găm hàng" - ông Long nhận xét. 

Cần hành lang pháp lý để đại lý đàm phán thuận lợi

Về chiết khấu, chuyên gia kinh tế, GS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng phải có quy định cụ thể về mặt pháp lý để đại lý nâng cao vị thế trong khi đàm phán mua bán xăng dầu. Để đại lý không bị chèn ép từ một nguồn cung thì nên có quy định cho đại lý thay đổi nguồn cung với đề xuất lên cơ quan chức năng trong 3-5 ngày để chấp thuận cho họ tìm được nguồn cung khác. Nhà nước cần phải kiểm tra, giám sát các đơn vị nhập khẩu xăng dầu theo quý, theo tháng để kịp thời chấn chỉnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo