xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ quan là trả giá

A.Q

Từ sáng 15-10-2022, các trang báo và Facebook, Zalo của bạn bè, người thân tôi ở Đà Nẵng và Quảng Nam ngập tràn hình ảnh xe cộ, tài sản, vật dụng, cây xanh chìm trong nước lũ, bùn non.

Các hầm chui trong nội thị Đà Nẵng ngập tới nóc, một số hầm xe cao ốc và nhà chung cư "no nước"; phương tiện cơ giới chết máy nằm la liệt; nhiều nhà dân hư hại nặng. Đã có vài trường hợp tử vong, còn thiệt hại vật chất chưa thống kê được, song chắc chắn rất lớn. Cư dân ở "Thành phố đáng sống", có lẽ, chưa từng nghĩ đến một ngày sẽ chứng kiến thảm cảnh như vậy.

Tất nhiên, chỉ ít hôm nữa thôi, cuộc sống bình thường sẽ trở lại, thành phố thịnh vượng nhất miền Trung tiếp tục nhộn nhịp, giàu sức sống; chuyện buồn rồi sẽ trở thành ký ức…

Nhưng, các nhà lãnh đạo - quản lý, các cơ quan chuyên trách về khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn thì không được phép quên đợt thiên tai giữa tháng 10-2022 này. Đây chính là lời cảnh báo nghiêm túc cho những hiểm họa tiếp theo.

Hãy nghe Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về đợt mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung Bộ, gây ngập lụt ở Đà Nẵng. Theo đó, tại TP Đà Nẵng, mưa tập trung chính trong thời gian từ 1 giờ ngày 14 đến 1 giờ ngày 15-10, lượng mưa rất cao. Thống kê ban đầu cho thấy lượng mưa trong 6 giờ lên đến trên 500 mm là rất lớn (…) Và, đối với đợt mưa này, "cơ quan khí tượng thủy văn cũng đã có cảnh báo rất sớm" (!).

Cứ cho là cơ quan khí tượng thủy văn đã có cảnh báo sớm về lượng mưa, nhưng như thế thì công tác dự báo chỉ có vai trò một nửa, bởi người dân cần biết thêm với lượng bao nhiêu thì sẽ gây ngập sâu mức nào. Thực tế thì đa phần người dân nghe số liệu lượng mưa bao nhiêu cũng "tai này lọt tai kia" mà thôi, song nếu có dự báo cụ thể chỗ mình sống nước sẽ ngập 0,5 m hay 1 m thì họ hình dung được ngay và đề phòng. Đó là chưa nói tới tính chất địa bàn: Người sống ở đô thị thường ít nghĩ tới lũ quét, lũ thượng nguồn, cho nên khi khâu dự báo thời tiết khuyết thông tin mảng này, đến lúc lũ về thì chạy không kịp.

Một vấn đề nữa phải đặt ra, đó là khâu ứng phó sau dự báo thế nào? Hãy so với bão số 4 (Noru), dự báo là siêu bão, khi Noru đổ bộ, Đà Nẵng hầu như không thiệt hại gì cả. Còn bão số 5 này, theo dự báo thời tiết thì "tối 14-10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sáng 15-10 tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi", thế mà gây tổn thất kinh hoàng. Có phải vì chủ quan với tình huống mưa lớn sau bão dẫn tới thiếu cảnh báo đúng mức và ứng phó bị động nên mới xảy ra hậu quả như thế?

Mưa nguồn gió bể chưa bao giờ dễ đoán, cho nên chỉ cần chủ quan là trả giá. Thiên tai đã đành, nhân tai cũng là nguồn cơn khi mà giờ đây rừng thượng nguồn gần như mất dần chức năng giữ nước, ngăn lũ. Từ năm 2011 đến giữa năm 2022, diện tích rừng cả nước bị thiệt hại ước hơn 22.800 ha, trong đó gần một nửa do bị chặt phá trái phép; bình quân mỗi năm suy giảm khoảng 2.500 ha rừng. Riêng năm 2021, 1.229 ha rừng bị thiệt hại... Điểm qua một vài con số để hiểu thêm xác quyết của ông bà: "Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt"! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo