xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa cần phải phong tỏa các TP lớn

Bảo Trân - Phan Anh - Quang Nhật

Cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ 1-4. Việc này mới chỉ dừng lại ở việc thuyết phục, vận động người dân tự giác chấp hành

Chiều 31-3, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định các giải pháp mới nhất để cách ly toàn xã hội trong 15 ngày mang tính "tiền khẩn cấp" nhằm giãn cách xã hội.

Chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết

Việc cách ly toàn xã hội mới chỉ dừng lại ở việc thuyết phục, vận động người dân tự giác chấp hành. Chính phủ chưa tính đến việc phong tỏa các thành phố lớn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người Phát ngôn của Chính phủ - khẳng định cách ly toàn xã hội không phải là biện pháp phong tỏa, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", cũng không phải là lệnh giới nghiêm như thời chiến.

Chỉ thị 16 (do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31-3) đã đưa ra nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Tức là mỗi cá nhân hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác, tránh tiếp xúc quá gần với người khác.

Chính phủ vẫn đang kiểm soát được tình hình, vì vậy vẫn cần phải bảo đảm các vấn đề về sinh hoạt, về sản xuất, về kinh tế - xã hội. Khi kiểm soát được thì không nên đóng cửa ngay lập tức vì có những tỉnh chưa có dịch hoặc có nhưng đã khoanh vùng và kiểm soát được.

Theo Chỉ thị 16, một số vấn đề được quy định như sau:

Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4-2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ; hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa; dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch tại công sở.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), UBND các tỉnh, thành chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.

Mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế.

Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 0 giờ ngày 1-4 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia.

Chưa cần phải phong tỏa các TP lớn - Ảnh 1.

TP HCM tạm dừng hàng loạt dịch vụ từ 0 giờ ngày 28-3 và hạn chế tụ tập đông người. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các địa phương ứng phó trước tình hình mới

Chiều 31-3, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP để bàn các giải pháp sau Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết các công việc, chương trình công tác của các cơ quan, đơn vị vẫn phải bảo đảm theo kế hoạch được duyệt; chỉ thay đổi về phương thức làm việc, giao dịch, địa điểm làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức. Thời gian áp dụng giải pháp này chỉ trong vòng 15 ngày. Ông Phong yêu cầu các cơ quan cần duy trì trực lãnh đạo và bộ phận cán bộ làm việc để hoạt động như bình thường nhưng không quá 1/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức. Những người làm việc tại cơ quan phải giữ khoảng cách nhau 2 m, căng-tin cơ quan bảo đảm khoảng cách 2 m, nếu có điều kiện thì mỗi người 1 bàn. Các cơ quan nhà nước ngừng giải quyết các hồ sơ trực tiếp mà chỉ giải quyết qua mạng, những trường hợp khẩn cấp thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.

Cùng ngày, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã có quyết định từ 0 giờ ngày 1-4 đến ngày 15-4, tỉnh này tạm dừng tiếp công dân; không tiếp nhận tất cả các thủ tục hành chính nộp trực tiếp tại trung tâm hành chính công cấp huyện, tỉnh và tại bộ phận một cửa cấp xã, ngoại trừ những trường hợp cấp bách. Thay vào đó, tiếp nhận đơn thư, hồ sơ trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích. 

Dừng toàn bộ xe khách liên tỉnh, taxi, xe buýt

Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tối 31-3, Bộ GTVT tiếp tục có văn bản yêu cầu trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4, Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm điều phối các hãng hàng không Việt Nam khai thác vận chuyển hành khách với tần suất như sau: Đường bay giữa Hà Nội và TP HCM khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay giữa Hà Nội và Đà Nẵng, TP HCM - Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. Dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại. Không hạn chế khai thác đối với các chuyến bay không vận chuyển hành khách.

Tổng cục Đường bộ chỉ đạo các Sở GTVT tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dừng hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe buýt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.

Cục Đường sắt chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt và các doanh nghiệp vận tải đường sắt tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách địa phương. Đối với tuyến đường sắt Hà Nội TP HCM chỉ được khai thác tối đa 1 đôi tàu khách/ngày (1 chuyến Hà Nội đi TP HCM và 1 chuyến ngược lại).

V.Duẩn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo