Trong đó, nhóm nhiệm vụ thứ 2 nêu rõ: Cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân theo tinh thần "tương thân tương ái". Quan tâm chăm lo các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19, hộ nghèo, đồng bào ở các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, công nhân - lao động làm việc tại các KCN-KCX...; đặc biệt là chăm lo, thăm hỏi gia đình có người thân, trẻ em có cha, mẹ mất do dịch Covid-19; bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết.
Nội dung này thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về việc lấy dân làm gốc, mọi chủ trương quyết sách đều hướng về nhân dân. Bởi lẽ, Đảng ta hiểu rất rõ việc "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" được rút ra từ thực tiễn.
Chăm lo Tết cho người nghèo vừa là nội dung vừa là yêu cầu có tính nhân văn sâu sắc. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nơi mà tổ chức cho nhân dân được đón Tết sum vầy, an toàn, đầm ấm, vui vẻ; quyết không để ai, gia đình nào không có Tết.
Theo truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta, đây là dịp để mọi người cùng chia sẻ những khó khăn, nhọc nhằn và chung tay chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình khó khăn. Đây cũng là dịp để mỗi người chúng ta thể hiện trách nhiệm cộng đồng.
Tết Nhâm Dần 2022 đã đến gần. Việc chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình khó khăn cần được đưa vào chương trình, kế hoạch cụ thể của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
Bình luận (0)