xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung tay chống dịch Covid-19: Cập nhật liên tục phác đồ điều trị Covid-19

Ngọc Dung - huy thanh

Trong khi chưa có thuốc đặc trị thì việc người dân thực hiện giãn cách xã hội, cách ly y tế, đeo khẩu trang và rửa tay là những cách phòng bệnh Covid-19 tốt nhất

Sáng 11-4, Bộ Y tế đã mở hội nghị tập huấn trực tuyến với 700 điểm cầu trên toàn quốc về công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.

Nâng lên cấp độ mới

Theo Bộ Y tế, trong số 257 bệnh nhân Covid-19 điều trị ở nước ta (cập nhật đến cuối ngày là 258), 80% ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường là có thể khỏi; 15,3% có biến chứng nặng và gần 6% có biến chứng. Vì vậy, các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực điều trị để thu nhận bệnh nhân Covid-19 khi dịch xảy ra trên diện rộng.

Đến nay, Việt Nam là một trong số rất ít nước dù có bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng nhưng chưa có người tử vong.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định hiện chưa có thuốc điều trị Covid-19 đặc hiệu, tức là chưa có loại thuốc nào uống vào có thể lập tức chữa khỏi được bệnh này. Việt Nam liên tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung phác đồ điều trị cho phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới nhưng chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.

Chung tay chống dịch Covid-19: Cập nhật liên tục phác đồ điều trị Covid-19 - Ảnh 1.

Bệnh nhân Covid-19 sau một thời gian điều trị đã khỏi bệnh và được xuất viện Ảnh: NGÔ NHUNG

"Những loại thuốc mà các nước phát triển thử nghiệm để hỗ trợ điều trị Covid-19 đều đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng từ 430.000 liều đến 10 triệu liều khi cần sử dụng" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Bộ Y tế cũng đã nâng mức phòng chống dịch Covid-19 lên cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện (BV) rất cao. Theo cấp độ này, những người đến khám tại BV đều được coi là người có nguy cơ nhiễm bệnh, có khả năng truyền bệnh, để có những biện pháp phòng hộ, tiếp cận, chăm sóc, điều trị, phòng ngừa sự lây lan. Bộ Y tế cũng yêu cầu phải chia nhiều kíp trực khác nhau, đề phòng tình huống nếu y - bác sĩ bị nhiễm hoặc tiếp xúc gần người bệnh Covid-19 vẫn có đủ nguồn nhân lực để làm việc, tránh tình trạng đóng cửa BV.

GS-TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, lưu ý cơ sở y tế không nên chủ quan với những trường hợp mắc Covid-19 tưởng là nhẹ. Thực tế, những bệnh nhân này có thể diễn biến nặng rất nhanh trong thời gian ngắn, nếu không theo dõi sát sẽ không cấp cứu kịp.

Các chuyên gia cũng cho biết để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân thì cần khống chế số mắc thật thấp. Bệnh nhân ít thì sẽ được tập trung các điều kiện tối ưu và nhân lực thiết bị, theo dõi cấp cứu kịp thời nhất. Vừa qua, hệ thống y tế dự phòng đã làm rất tốt, số bệnh nhân được kiểm soát, tránh để BV bị quá tải, nhờ đó các bác sĩ tập trung tối đa điều trị ca bệnh.

Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh điều quan trọng nhất hiện nay là người dân hợp tác thực hiện giãn cách xã hội. Giãn cách xã hội, cách ly, đeo khẩu trang và rửa tay là "vắc-xin" phòng bệnh Covid-19, không có biện pháp nào tốt hơn nên mỗi người cần có ý thức tuân thủ để kiểm soát, ngăn chặn lây lan trong cộng đồng.

Không xét nghiệm theo yêu cầu

Trước nhu cầu xét nghiệm Covid-19 của một bộ phận người dân, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, TP yêu cầu các cơ sở y tế không làm xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19. Để bảo đảm đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, ban chỉ đạo đề nghị sở y tế các tỉnh, TP thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị phải cân nhắc kỹ để phù hợp nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí. Bởi lẽ, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Theo đại diện Bộ Y tế, việc xét nghiệm tràn lan trong giai đoạn này có thể gây lãng phí, thậm chí có hiện tượng trục lợi, nguồn lực có thể bị phân tán, không bảo đảm được công tác xét nghiệm nếu dịch lan rộng. Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các sở y tế đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho phòng xét nghiệm trên địa bàn để bảo đảm có thể xét nghiệm SARS-CoV-2 tại chỗ. Đến nay, cả nước đã có 110 phòng xét nghiệm đủ năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong đó, ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (nông nghiệp, quốc phòng) 15 phòng... Tổng công suất xét nghiệm của các phòng này đạt 27.000 mẫu/ngày.

BV Bạch Mai hết cách ly y tế

Cùng ngày, ông Võ Nguyên Phong - Chủ tịch UBND quận Đống Đa, TP Hà Nội - đã ký quyết định kết thúc vùng cách ly y tế đối với BV Bạch Mai từ 0 giờ ngày 12-4. Theo đó, BV Bạch Mai đã thực hiện đủ cách ly y tế 14 ngày và đáp ứng các yêu cầu như quyết định của Bộ Y tế. Căn cứ tình hình thực tế, quận Đống Đa quyết định kết thúc việc cách ly y tế để BV này có thể tiếp tục thực hiện công tác khám chữa bệnh bình thường.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc cách ly, BV Bạch Mai phải tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát và phòng chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế. Trước đó, ngày 20-3, Bộ Y tế công bố ca bệnh thứ 86 và 87 là nữ nhân viên điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - BV Bạch Mai. Đến ngày 29-3, sau khi có 9 ca mắc Covid-19 liên quan, BV Bạch Mai chính thức thực hiện phong tỏa.

Bộ Y tế cho biết trong ngày 11-4, cả nước ghi nhận thêm một bệnh nhân Covid-19 - là mẹ của bệnh nhân 257 vừa công bố trước đó 1 ngày. Như vậy, nước ta hiện có 258 ca mắc Covid-19 và đây là ngày thứ 8 không ghi nhận hoặc chỉ phát hiện số ít ca bệnh mới trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng không được chủ quan, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội.

Đến nay, 144/258 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, 114 bệnh nhân đang điều trị tại 16 cơ sở khám chữa bệnh. Trong số này, 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2. Đáng lưu ý, trong 4 ca bệnh nặng, bệnh nhân thứ 19 (64 tuổi, ngụ TP Hà Nội) đã 3 lần ngưng tim sau "cai" ECMO nhưng được cấp cứu kịp thời, hiện có diễn biến khả quan hơn. Riêng bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh) hiện phải can thiệp ECMO, diễn biến rất nguy kịch do đông máu nặng, khó khăn trong lọc máu điều trị. 

Nguy cơ vẫn rất cao

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 tổ chức mới đây. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách theo Chỉ thị 16. Trước hết là đến hết ngày 15-4, tuyệt đối không được lơi lỏng, chủ quan. Thủ tướng cho rằng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, bùng phát dịch bệnh tại Việt Nam vẫn rất cao. Trong khi đó, hiện có hiện tượng tụ tập đông người, không giữ khoảng cách an toàn, tham gia giao thông đông đúc, ra đường không đeo khẩu trang...

Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo đúng quy định, yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm biện pháp cách ly xã hội, ở tại nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, không tập trung đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng... Chính quyền các cấp lưu ý triển khai các biện pháp chống dịch phải đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, không để người dân hoang mang, đồng thời không lơi lỏng, bảo đảm hoạt động sản xuất an toàn, lưu thông hàng hóa thuận lợi. Bộ Y tế và các bộ liên quan theo dõi, đánh giá sát, đúng tình hình, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp áp dụng này từ sau ngày 15-4.

B.Trân

TP HCM bắt đầu xét nghiệm sàng lọc trong công nhân

Chiều 11-4, Sở Y tế TP HCM cho biết TP đã tổ chức xét nghiệm sàng lọc giám sát công nhân lưu trú trong các KCN-KCX. Cụ thể, ngành y tế TP đã lấy mẫu xét nghiệm đợt 1 cho 412 công nhân tại khu lưu trú của KCX Tân Thuận. Các trung tâm y tế quận, huyện tiếp tục phối hợp với BV quận, huyện tổ chức lấy mẫu cho các cơ sở còn lại, chuyển về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM để xét nghiệm.

TP HCM sẽ tiếp tục triển khai xét nghiệm tầm soát Covid-19 đối với công nhân tại các khu lưu trú của KCN-KCX, các cơ sở sản xuất tập trung nhiều lao động, cộng đồng dân cư; hành khách tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn và các nhóm đối tượng có nguy cơ. Đồng thời, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, KCN-KCX theo Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn. TP cũng sẽ tiếp tục giám sát chặt bằng xét nghiệm kiểm tra đối với người bệnh sau xuất viện và nhóm người tiếp xúc gần có nguy cơ cao; kiểm tra, giám sát tình hình sức khỏe của thành viên phi hành đoàn các chuyến bay từng có người mắc bệnh...

Cùng ngày, TP đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại ga Sài Gòn. Mỗi ngày, có một chuyến tàu từ TP HCM đi Hà Nội (SE4) và một chuyến từ Hà Nội vào TP (SE3). Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, hơn 300 mẫu bệnh phẩm đã được lấy đưa về xét nghiệm. Dự kiến mỗi ngày sẽ lấy 300-400 mẫu tùy chuyến tàu tại ga Gài Gòn.

Ph.Anh - Ng.Thạnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo