xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung tay chống dịch Covid-19: Chặn đến cùng các nguy cơ xâm nhập

Ngọc Dung - Nguyễn Hưởng - Phan Anh

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, nhấn mạnh: "Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần là dịch còn kéo dài"

Ngày 13-4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo, đánh giá diễn biến dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn rất phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn vẫn rất lớn, nếu nới lỏng thì dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

Chặn đến cùng dịch bệnh

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần là dịch còn kéo dài". Phó Thủ tướng nêu rõ cùng với việc kiên trì thực hiện nguyên tắc chống dịch từ ban đầu (ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, điều trị, dập dịch) thì công tác truy vết ca bệnh kết hợp với các biện pháp giãn cách xã hội vẫn là những giải pháp hiệu quả nhất.

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đánh giá việc triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng thời gian đầu được thực hiện rất tốt nhưng những ngày gần đây có hiện tượng chủ quan, người dân ra đường đông hơn… Do vậy, sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực, Ban Chỉ đạo sẽ đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị mới, trong đó, quán triệt tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng chống dịch từ ban đầu, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, củng cố các quy định về truy vết ca bệnh.

Chung tay chống dịch Covid-19: Chặn đến cùng các nguy cơ xâm nhập - Ảnh 1.
Chung tay chống dịch Covid-19: Chặn đến cùng các nguy cơ xâm nhập - Ảnh 2.

Cập nhật diễn biến dịch bệnh Covid-19 đến ngày 13-4 của Bộ Y tế

Tại cuộc họp, các chuyên gia đồng tình đề xuất tiếp tục thực hiện các giải pháp để "chặn đến cùng tất cả ca xâm nhập"; chưa nới lỏng chính sách nhập cảnh; giám sát chặt nhóm người mắc các bệnh giống cúm (qua những người mua thuốc); triển khai xét nghiệm điểm một số nhóm đối tượng (lao động phổ thông, cộng đồng người nước ngoài sinh sống tập trung); kiểm soát chặt chẽ các địa điểm tập trung đông người (cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các di tích, danh thắng, khu du lịch, vui chơi, giải trí, chợ đầu mối, chợ dân sinh, làng nghề, bếp ăn tập thể…).

Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về xã hội, quan tâm tới nhóm người yếu thế gặp khó khăn vì dịch bệnh.

Hà Nội: Lo dịch lây lan cộng đồng

Sáng cùng ngày, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết hiện nay Hà Nội là nơi "nóng" nhất về dịch Covid-19, nơi số ca mắc Covid-19 lớn nhất cả nước.

Về "ổ dịch" Covid-19 tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh), lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội áo cáo ổ dịch này rất phức tạp, với 12 ca mắc bệnh và nhiều trường hợp khác có liên quan. Dự báo trong thời gian tới có thể có thêm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng liên quan đến "ổ dịch" này. Lo ngại "ổ dịch" này có gần 700 người đã xác minh có liên quan, ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo phải tổ chức xét nghiệm, lẫy mẫu và cách ly tại nhà 14 ngày ngay lập tức.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho rằng những trường hợp xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 cần cập nhật và công bố nhanh, bởi độ trễ của thông tin sẽ ảnh hưởng đến công tác phòng dịch. "Như ca bệnh Bộ Y tế công bố chiều 12-4 thì TP Hà Nội đã thông báo từ chiều 11-4. Đáng lẽ, trong sáng 12-4, Bộ Y tế cần công bố luôn nhưng lại để đến buổi chiều. Nhân dân không thấy thông tin, rồi báo chí đưa tin sáng không có ca bệnh... Như vậy, dễ dẫn đến chủ quan" - ông Chung dẫn chứng.

Lo lắng trước nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, PGS-TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ Hà Nội dập ổ dịch thôn Hạ Lôi - đề nghị TP Hà Nội quyết liệt hơn các biện pháp giãn cách xã hội. Ông Dương đề xuất cần giãn cách xã hội ít nhất 1 tuần nữa chứ không chỉ dừng lại vào ngày 15-4 tới và phải làm một cách nghiêm ngặt, không để xảy ra tình trạng người dân chủ quan, ra ngoài nhiều trong khi không có việc cần thiết.

TP HCM: Luôn nêu cao cảnh giác

Cũng trong ngày 13-4, tại buổi họp giao ban trực tuyến với Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay, TP có 54 ca mắc bệnh, trong đó 35 trường hợp lây nhiễm ở nước ngoài - chiếm 65%; 19 trường hợp lây nhiễm ở cộng đồng, chiếm 35%. Hiện TP HCM đã điều trị khỏi bệnh cho 40 người, 14 người đang điều trị. Đặc biệt, từ ngày 1-4, khi triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, trong 10 ngày sau đó, TP HCM không có ca nhiễm mới.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, diễn tiến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nguy cơ xâm nhập ca bệnh từ các nước trên thế giới vẫn còn đang rất cao, đặc biệt là các nước trong khu vực. Bên cạnh đó là nguy cơ tiềm ẩn các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh từ cộng đồng và tiếp tục lây lan cho nhiều người, như trường hợp bệnh nhân 262 - công nhân của Công ty Samsung tại Bắc Ninh.

Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh thời gian qua TP luôn nêu cao cảnh giác, không chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được, kiên định 6 nguyên tắc chống dịch và 5 phương châm tại chỗ. Song song đó, tổ chức chấn chỉnh việc thực hiện giãn cách xã hội, yêu cầu người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương thực hiện. TP HCM cũng đẩy mạnh công tác dự phòng thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát tại 62 chốt, trạm kiểm dịch phòng chống dịch trên địa bàn; tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho công nhân lưu trú trong các KCX-KCN...

Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa dịch bệnh, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong kiến nghị Thủ tướng tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30-4-2020 với tinh thần kiên định, chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. 

Bảo đảm an toàn mới cho học sinh trở lại trường

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM vào ngày 13-4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân thống nhất các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch của Sở Y tế TP, thực hiện nghiêm chỉ đạo giãn cách xã hội của Thủ tướng và TP HCM. Theo đó, tiếp tục giám sát các cửa ngõ TP, xét nghiệm tầm soát Covid-19 đối với hành khách tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, công nhân tại KCX-KCN cũng như các nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng...

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nguy cơ dịch bệnh lây lan lớn nhất là các DN đang hoạt động sản xuất, do đó từ nay đến ngày 25-4, các DN trên địa bàn TP phải có báo cáo đánh giá "Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus corona tại các DN trên địa bàn TP".

Về việc cho học sinh đi học trở lại, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án cụ thể, trên cơ sở phải bảo đảm an toàn mới cho học sinh trở lại trường.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh thời gian qua, TP rất quan tâm đến đời sống của những người có hoàn cảnh khó khăn, người bán vé số, chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tại nhà… Thời gian tới, TP cần có lộ trình giải ngân việc hỗ trợ người lao động mất việc làm trong những tháng qua. Cũng theo Bí thư Thành ủy, cần có lộ trình cho việc thực hiện giãn cách xã hội, như lúc nào có thể cho tụ tập đến 50 người, lúc nào 100 người,… nhưng phải đảm bảo an toàn..

Tr. Hoàng

Thêm 5 ca Covid-19 mới

Bộ Y tế cho biết trong ngày 13-4, ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc của cả nước đến thời điểm này lên 265 trường hợp. Trong 5 ca mắc mới, có 4 ca bệnh đều ở "ổ dịch" thôn Hạ Lôi và 1 trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Hiện thôn Hạ Lôi đã phát hiện 12 ca bệnh.

Cũng trong ngày 13-4, Việt Nam có thêm 1 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số lên 145 ca khỏi bệnh đến thời điểm này. Hầu hết bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị có sức khỏe ổn định, ngoài 8 bệnh nhân nặng đang tích cực điều trị. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, đến thời điểm này, Việt Nam chưa có ca tử vong nào do Covid-19 nhưng đã có những ca bệnh nặng, rất nặng, thậm chí có tiên lượng tử vong.

N.Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo