Nuôi chuột tre mang lại kinh tế cao
Thức ăn của chuột tre rất đơn giản
Ông Nguyễn Văn Hiếu (67 tuổi; ngụ khu vực Bình Chánh, phường Long Hoà, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) nuôi dúi hơn 10 năm nay. Không chỉ nhẹ công chăm sóc và chi phí thấp, con dúi đem lại giá trị kinh tế rất cao cho hộ ông Hiếu, với mỗi tháng thu nhập gần 100 triệu đồng.
Đem chuột tre về đồng bằng
Con dúi (có nơi gọi là chuột tre, chuột nứa, chuột lách). Khoảng năm 2007, gia đình ông Hiếu đi du lịch ra Hà Nội và vào một quán bán thịt rừng dùng cơm. Tại đây, ông Hiếu thấy có món dúi hầm măng khá lạ nên gọi nhà bếp làm.
Chăm sóc chuột tre
"Thấy hình dạng con dúi giống con chuột nhưng to hơn chuột, lúc ăn món dúi hầm măng tôi thấy da chúng dày, giòn, thịt thơm không tanh như thịt chuột nên hỏi chủ quán lấy hàng ở đâu. Chủ quán tiết lộ nơi cung cấp là một trang trại ở Đắk Lắk nên sau đó tôi tìm đến mua 18 con dúi giống với giá 1.050.000 đồng/con", ông Hiếu cho biết.
Ông Hiếu cho biết nuôi dúi chi phí thấp nhưng giá trị kinh tế rất cao.
Ông Hiếu đã dựng trại khoảng 50 m2 để thả đàn dúi giống trên, trong đó có 6 con đực, 12 con cái. Đến 6 tháng sau, đàn dúi giống sinh sản thêm 20 dúi con, đến nay, ông Hiếu có khoảng 300 con dúi giống và dúi thịt.
Dúi con sau sinh 10 tháng có thể xuất chuồng bán
Thịt dúi thơm ngon, da dày hơn thịt chuột
Ông Hiếu đang nuôi 3 loại dúi gồm: má vàng, móc lớn và dúi nâu. Thức ăn hàng ngày của chúng là những thứ rất đơn giản như: tre, mía nhưng ông Hiếu cho ăn thêm hạt bắp để mau tăng trọng lượng.
Thức ăn của dúi rất đơn giản, có khi là mía
Hàng tuần, lão nông này lại các vựa mía xin đọt, riêng tre tươi thì mua nguyên bụi. Ông Hiếu nói: "1 con dúi ăn mỗi ngày từ 5-10 hạt bắp, 1 kg hạt bắp thì mấy trăm con ăn 1 ngày không hết. Còn bụi tre thì đàn dúi ăn trong mấy tháng nên chi phí rất thấp. Quan trọng là giữ cho chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, mỗi ngày phải quét dọn và không cho ánh nắng chiếu vào thường xuyên. Nếu chuồng bị ẩm thì dễ phát sinh dịch bệnh, đồng thời không được nuôi mèo trong nhà vì mèo rất thích ăn thịt dúi".
Giá trị kinh tế cao
Ông Hiếu xây trại nuôi gồm 2 dãy chuồng với 15 chuồng dúi. Mỗi chuồng được xây dựng và ngăn thành từng bồn bằng xi măng kiên cố với số lượng từ 5-7 con/chuồng. Mỗi năm dúi sinh sản từ 3-4 lần, mỗi lần đẻ 2-3 con. Từ khi phối giống đến 60 ngày sau thì dúi mẹ sinh con. Dúi con được nuôi bằng sữa mẹ đến khoảng 20 ngày tuổi là có thể biết ăn, đến khoảng 30 ngày tuổi thì có thể tách bầy, từ đó đến 10 ngày sau là dúi mẹ có thể phối giống trở lại. Dúi con nuôi tầm 10 tháng sau đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên là có thể xuất bán.
Ông Hiếu tận dụng phân dúi ủ để trồng cây
Do thịt dúi thơm ngon, da dày có thể làm các món như: hấp gừng, hầm măng, quay, nướng, nhiều đạm nên nhiều nhà hàng, quán ăn tìm đến mua. Giá bán dúi thịt mà ông Hiếu cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn ở Cần Thơ là 850.000 đồng/kg, riêng dúi giống tầm 1 triệu đồng/con trở lên. Nhiều nhà hàng ở Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang… đề nghị ông Hiếu cung cấp dúi thịt nhưng ông từ chối vì hiện không có đủ số lượng để bán. Với giá bán và chi phí thấp, tùy theo thời điểm, ông Hiếu thu về lợi nhuận từ 20-30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, phân dúi được lão nông này tận dụng trồng cây nha đam. Trước sân nhà ông trồng hàng trăm chậu nha đam, mỗi tháng cũng bỏ túi thêm từ 6-7 triệu đồng.
Vườn trồng nha đam xanh tốt của ông Hiếu nhờ bón phân dúi
Ngoài trại ở Cần Thơ, ông Hiếu còn hùn vốn với người con rể mở trại nuôi dúi khoảng 1.000 m2 tại huyện Củ Chi (TP HCM) với khoảng 1.200 con. Trang trại này mỗi tháng cung cấp cho thị trường gần 200 con dúi lớn nhỏ, trừ chi phí mỗi tháng 2 điểm nuôi dúi của ông Hiếu cho thu lời gần 100 triệu đồng.
Bình luận (0)