Đến Nhà văn hoá xóm Chợ (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), ở đây có một cây mít cổ thụ với thân hình xù xì, cổ quái đã hơn 500 tuổi. Cây mít này trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn đứng sừng sững bao đời nay.
Video cận cảnh cây mít cỏ thụ 500 tuổi
Tại xóm Chợ (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), có một cây mít với hình dáng cổ quái, xù xì, đã tồn tại hơn 500 năm nay
Cây mít cổ thụ này được người dân xã Cổ Loa trồng trên “đất Đế Vương” xưa, cây mít ngày càng trở nên xum xuê, vươn cao những tán lá đón ánh mặt trời
Cây mít cổ thụ tỏa bóng mát khắp sân điếm làng, là nơi để người dân nơi đây hóng mát, tập thể dục… cũng là điểm đến cho du khách khi về tham quan ở Cổ Loa
Ông Nguyễn Văn Hoà (69 tuổi), Trưởng xóm Chợ, cho biết trước đây nơi trồng cây mít là bãi đất trống, quanh thân cây được lát bằng gạch tay nhưng từ năm 2017, khi xây nhà văn hoá của xóm thì sân quanh cây mít được đổ bê tông, lát gạch đỏ. Tời đây, khi đón nhận danh hiệu cây di sản, địa phương sẽ mở rộng diện tích quanh gốc cây để người dân có thể đến tham quan
Bà Lan (sống tại xóm Chợ, xã Cổ Loa) cho biết mặc dù cây đã nhiều tuổi nhưng vào mùa xuân cây vẫn ra quả và đến khoảng tháng 7, tháng 8 thì mít chín. Cây mít cổ thụ được trồng trên đất Đế vương. "Theo lời các cụ truyền lại thì cây mít này quả to, dai, ngon lắm nhưng giờ cây già cỗi theo thời gian nên quả chỉ còn được 3-4 kg..."- bà Lan chia sẻ
Trưởng xóm Chợ nói rằng ngày bé vẫn trèo lên cành cây hướng về phía làng để hái mít. Thời gian thấm thoát đã 60 năm, bạn bè ông người đã khuất, người già yếu nhưng cây mít vẫn vậy, không có nhiều thay đổi
Ông Hoà chia sẻ: "Mới đây cây mít được chứng nhận là cây di sản có tuổi thọ cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên địa phương chưa thể nhận bằng chứng nhận"
Do cây đã hơn 500 tuổi nên một số cành khô, héo bị mối mọt đã được cắt bớt
Cây mít đã nhiều tuổi nên một số cành bị mối, sâu. Để giải quyết vấn đề này, người dân trong làng nhiều lúc phải bắt mối bằng tay
Để cây phát triển xanh tốt, ông Hoà và người dân địa phương hàng năm đều phải bón phân vào đầu mùa xuân và thường xuyên tưới nước. "Do cây mít đã nhiều tuổi, chất đất phục vụ cây sinh trưởng không còn màu mỡ nên chúng tôi phải thường xuyên tưới, chăm sóc"- ông Hoà cho hay
Ông Hoà cho biết vào đầu mùa xuân mít mới ra quả còn những quả ra thời điểm hiện tại thì không thể trưởng thành và chín được do thời tiết lạnh buốt và vào ban đêm có sương muối
Ông Nam (sống tại xóm Chợ) cho biết: "Cách cây mít khoảng 30 mét vẫn còn lưu lại một chiếc giếng cổ. "Chiếc giếng ngày ngày trước cả xóm lấy nước để ăn từ ngày thường tới lễ tết nhưng giờ hiện đại có nước máy rồi nên không dùng đến nước giếng nữa..."
Cách cây mít khoảng 50 mét là một cây đa cổ thụ có đường kính khoảng 2 mét. Theo lời ông Hoà thì cây đa này được khoảng 200 tuổi
Bình luận (0)