xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CLIP: Quy trình bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ

Minh Chiến

(NLĐO)- Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV dự kiến khai mạc vào ngày 24-3, Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh chủ chốt của Nhà nước.

Sáng 23-3, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

CLIP: Quy trình bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ - Ảnh 1.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo

Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết kỳ họp thứ 11 sẽ khai mạc vào ngày 24-3. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 12 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 8-4).

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian khoảng 0,5 ngày để xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Quốc hội dành khoảng 4,5 ngày để thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội cũng nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; Hội đồng Bầu cử Quốc gia báo cáo kết quả hoạt động từ khi thành lập đến tháng 3-2021.

Đáng chú ý, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (trong đó có nội dung quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026). Sau đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự nhà nước.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội, nói về quy trình giới thiệu nhân sự các chức danh chủ chốt - Video: Minh Chiến

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thêm Quốc hội lần này chỉ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước chứ không phải kiện toàn tất cả và đây là kiện toàn cho khóa XIV. Sau khi cuộc bầu cử diễn ra, đến tháng 7-2021, Quốc hội sẽ tiếp tục kiện toàn nhân sự cho khóa XV và việc tuyên thệ diễn ra bình thường theo quy định.

Thông tin thêm về kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết kỳ họp này sẽ kiện toàn một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước. Theo đó, kỳ họp sẽ tiến hành bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Theo lý giải của ông Nguyễn Hạnh Phúc, sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một số người không tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một số cán bộ được Bộ Chính trị điều động, phân công nhiệm vụ khác, nên việc kiện toàn các chức danh là cần thiết, và cũng là điều bình thường trong hoạt động của Quốc hội, bởi Quốc hội khóa XIV vẫn trong nhiệm kỳ 5 năm, đến hết tháng 7-2021 mới chuyển giao cho nhiệm kỳ khóa XV.

“Một người khi giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội thì phải tuyên thệ, đó là Hiến định. Có thể một người sắp tới đây được bầu là Chủ tịch nước của khóa XIV và đầu khóa sau tiếp tục được bầu giữ chức vụ này thì vẫn tuyên thệ nhậm chức” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Tổng Thư ký Quốc hội khẳng định việc kiện toàn sớm nhằm đảm bảo các vị trí nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ, phát huy vai trò, triển khai Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Thông tin cụ thể về các nhân sự được giới thiệu cho các chức danh chủ chốt, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Ban Công tác đại biểu của Quốc hội, cho biết theo quy định, nhân sự Chủ tịch nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu, trình để Quốc hội bầu; nhân sự Chủ tịch Quốc hội do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu và nhân sự Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu.

Tất cả việc này đều có quy trình, quy định rõ ràng, thực hiện theo các bước theo Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, nhưng trước đó đã có ý kiến, xem xét về chủ trương của Đảng. Sau khi giới thiệu nhân sự cho các chức danh chủ chốt, Quốc hội sẽ thảo luận tại đoàn, sau đó Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng hợp các ý kiến, giải trình làm rõ, tiến hành bầu theo quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo