xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CLIP: Tháo dỡ công trình trên "đất vàng" Bích Câu (Đà Lạt)

Trường Nguyên

(NLĐO) - Những dãy nhà, công trình, bàn ghế cà phê, cây cảnh ở Bích Câu (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đang được tháo dỡ, di dời trả lại đất cho thành phố Đà Lạt.

Hiện trạng khu đất vàng ốc đảo Bích Câu

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 2.

Đảo Bích Câu có tổng diện tích hơn 10.000m2 nằm trong lòng thắng cảnh quốc gia hồ Xuân Hương. Đảo này là khu đất cực kỳ đắc địa khi nằm ngay trung tâm TP Đà Lạt, cách những địa điểm nổi tiếng như Quảng trường Lâm Viên, chợ Đà Lạt từ 1-3 km. Khu đất nối vào đường Trần Quốc Toản bằng hai cây cầu nhỏ.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 3.

Đảo Bích Câu cũng chỉ cách sân golf Đồi Cù Đà Lạt hay vườn hoa thành phố chỉ vài trăm mét, xung quanh là những tuyến đường chính của thành phố, tập trung nhiều du khách.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 4.

Cuối năm 2007, UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý với UBND TP Đà Lạt, giao đảo Bích Câu cho Hội Sinh vật cảnh (Hội SVC) tỉnh Lâm Đồng quản lý, khai thác trong vòng 10 năm để xây dựng vườn hoa, trồng cây xanh tạo thành công viên mở kết hợp kinh doanh các sản phẩm sinh vật cảnh, trưng bày vườn tượng nghệ thuật.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 5.

Năm 2017 (hết thời hạn giao 10 năm - PV), UBND tỉnh tiếp tục giao diện tích 6.095m2 tại đảo Bích Câu cho Hội Sinh vật cảnh quản lý, khai thác với thời hạn 5 năm (đến tháng 8-2022). Diện tích này theo quy hoạch là đất công viên cảnh quan, công viên cây xanh nhưng trên thực tế khu đất được Hội SVC giao cho Công ty TNHH Vườn cảnh Bích Câu (mà Hội Sinh vật cảnh có góp vốn) đưa vào kinh doanh ăn uống, là quán cà phê Bích Câu từ nhiều năm trước.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 6.

Khu đất vàng đảo Bích Câu vào tay doanh nghiệp và được chia làm 3 phần gồm bãi giữ xe, công viên cảnh quan và quán xá ăn uống. Trong thời gian hoạt động, quán cà phê này thu hút rất nhiều du khách. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, việc kinh doanh ăn uống tại đây là không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và Hội Sinh vật cảnh cũng chưa lập thủ tục thuê đất.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 7.

Theo báo cáo vào năm 2016 của UBND TP Đà Lạt, mặc dù có làm Bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng hoạt động kinh doanh ăn uống tại đây không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải của nhà vệ sinh và nhà bếp. Nước thải của quán này chảy vào một hồ đất rồi sau đó thấm dần hoặc chảy tràn ra hồ Xuân Hương.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 8.

Trong 5 năm từ 2011-2016, Công ty TNHH Vườn cảnh Bích Câu nộp khoản tiền thuế kinh doanh tại đây khá thấp: năm 2011 là 1 triệu đồng, năm 2012 là 45,5 triệu đồng, năm 2013 hơn 114 triệu đồng, năm 2014 hơn 179 triệu đồng, năm 2015 hơn 175 triệu đồng và năm 2016 gần 212 triệu đồng. Trong khi đó, Tờ trình số 7803 của UBND TP Đà Lạt cho thấy giá trị khu đất vào thời điểm 2017 đã trên 10 tỉ đồng,

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 9.

Tuy nhiên, đến hết thời hạn được giao là tháng 8-2022, đảo Bích Câu vẫn chưa chịu di dời, bàn giao về UBND TP Đà Lạt quản lý. UBND tỉnh Lâm Đồng phải ra Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 5-1-2023 thu hồi lại khu đất vàng này nhưng quán cà phê Bích Câu vẫn hoạt động cho đến gần giữa tháng 3-2023 mới chịu thu dọn hoàn trả mặt bằng.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 10.

UBND TP Đà Lạt phải ban hành văn bản chỉ đạo các phòng ban vào cuộc yêu cầu Hội Sinh vật cảnh khẩn trương di dời tài sản để trả lại khu đất vàng này.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 11.

Sau khi quán cà phê ngừng hoạt động, gần như tất cả cây cảnh, tiểu cảnh trên đảo Bích Câu được đào bới mang đi nơi khác. Cây cối trên đảo chỉ còn sót lại những hàng liễu.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 12.

Các công trình có mái che, tiểu cảnh cũng được tháo dỡ sau nhiều năm kinh doanh trên đất nhưng chưa lập thủ tục thuê đất, sử dụng đất sai quy hoạch.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 13.

Hiện tại bên trong đảo Bích Câu vẫn còn ngổn ngang vật liệu chưa được di dời hết dù UBND TP Đà Lạt yêu cầu Hội Sinh vật cảnh bàn giao đất trống về UBND phường 1 trước ngày 3-3-2023.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 14.

Ngoài việc bàn giao lại đảo Bích Câu, đơn vị kinh doanh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính có liên quan đến việc sử dụng khu đất vàng này theo thông báo của UBND TP Đà Lạt.

CLIP: Tháo dỡ công trình trên đất vàng Bích Câu (Đà Lạt) - Ảnh 15.

Theo nhiều du khách, đảo Bích Câu sau khi được thi hồi, nên đầu tư vào làm công viên, vườn hoa và công trình công cộng phục vụ người dân và và khách du lịch khi đến với Lâm Đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo