xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19: Không để trả giá vì sự chủ quan!

NHÓM PHÓNG VIÊN

78 ngày qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, đây là thành quả chống dịch Covid-19 đáng tự hào. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn; nếu lơ là thì sẽ trả giá đắt

Đến nay, tổng số trường hợp mắc Covid-19 được chữa khỏi ở Việt Nam là 336/355 bệnh nhân Covid-19 (chiếm 94% tổng số bệnh nhân), trong đó 49/50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài đã được Việt Nam điều trị khỏi. Hiện chỉ còn bệnh nhân 91 là phi công người Anh vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), nếu đủ các điều kiện sức khỏe thì sẽ được về nước vào ngày 12-7 trên chuyến bay của Việt Nam đi đón công dân ở Anh.

An toàn là ưu tiên hàng đầu

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đang đứng trước sức ép rất lớn, một mặt phải giữ an toàn trong nước, mặt khác không thể đóng cửa. Dịch Covid-19 đang trở lại và lây lan trên diện rộng hơn và tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn.

Diễn biến lo ngại bắt đầu xuất hiện trở lại ở châu Á, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai. Số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nơi, trong đó phải kể đến một số điểm nóng từng kiểm soát tốt dịch bệnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong khi đó, Ấn Độ đối mặt với nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới, với 438 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Covid-19: Không để trả giá vì sự chủ quan! - Ảnh 1.

Khách mua sắm tại một trung tâm thương mại ở TP HCM đa số không đeo khẩu trang. Ảnh: THU HỒNG

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế, việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là rất cần thiết. Cho nên, mở cửa cho chuyên gia, lao động bậc cao, doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Việt Nam và đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài thì phải giám sát, xử lý, giải quyết chặt chẽ. Các trường hợp nghi nhiễm mới xuất hiện ở Bình Dương và Vĩnh Phúc cho thấy cần phải chủ động phòng bệnh, khi xuất hiện ca mới nghi nhiễm bệnh phải tập trung khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng, quyết liệt, kịp thời. Tiếp tục theo dõi, bám sát mọi diễn biến, kiên trì thực hiện 5 nguyên tắc: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly phù hợp, khoanh vùng và dập dịch trong quá trình chỉ đạo giai đoạn tới.

Các chuyên gia cảnh báo việc kiểm soát người nhập cảnh phải được đặt lên hàng đầu, tất cả ca nhập cảnh phải được cách ly phù hợp, thực hiện xét nghiệm theo đúng quy định, bảo đảm không để nguồn bệnh xâm nhập, lây nhiễm vào Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vừa qua, tại cuộc họp tham vấn ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các chuyên gia quốc tế nhận định tình hình dịch Covid-19 kéo dài ít nhất 1-2 năm nữa. Về vắc-xin, dù một số nước có bước tiến nhanh nhưng để vắc-xin đến được người Việt Nam sử dụng thì sớm nhất cũng phải đến cuối năm 2021. "Thế nên, tinh thần chung của chúng ta là phải kiên định ngăn chặn từ bên ngoài, lộ trình mở cửa phải chặt chẽ, kiểm soát biên giới" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phải biết sợ làn sóng thứ 2 bùng phát

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng đang có tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh. Điển hình là việc đeo khẩu trang nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...) đã không còn được thực hiện nghiêm như trước đó trong khi quy định này đến thời điểm này vẫn đang có hiệu lực. Trong khi đó, việc kiểm tra thân nhiệt ở nhiều trường học, công sở, nơi tập trung đông người... cũng không được thực hiện như trước. "Sự chủ quan này không chỉ từ chính bản thân mỗi người dân và cả cơ quan, công sở và cả chính quyền địa phương" - ông Phu nhận định.

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, chúng ta vẫn phải tiếp tục đang duy trì trạng thái "bình thường mới" với việc thực hiện giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, bởi nguy cơ bùng phát làn sóng thứ 2 (được hiểu là đã kiểm soát được nhưng rồi lại bùng phát nhiều ca bệnh mới trong cộng đồng như bài học từ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc...) có thể trở lại.

Dù vậy, cũng theo PGS-TS Trần Đắc Phu, thời gian qua vẫn có những trường hợp nhập cảnh Việt Nam theo đường mòn lối mở, chỉ cần một ca bệnh lọt vào cộng đồng khi người dân đang có dấu hiệu chủ quan, lơ là thì có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ông nói: "Tại thời điểm này, tôi khuyến cáo người dân, cộng đồng tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, không giao tiếp quá gần, rửa tay... Những người có các triệu chứng nghi nhiễm bệnh (ho, sốt, khó thở) cần phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú, đồng thời thực hiện nghiêm việc khai báo y tế".

Khẩu trang bị lãng quên?

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, sau nhiều ngày phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, thời gian gần đây, các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị, điện máy… nằm trên các con đường như Trần Duy Hưng, Láng Hạ và đường Láng thuộc địa bàn TP Hà Nội đang lơ là phòng chống dịch như không kiểm tra thân nhiệt khách hàng, tại các điểm đầu cổng đều có những chai cồn sát khuẩn nhưng không có người hướng dẫn nên rất hiếm khách hàng ghé rửa tay. Nhiều người dân tập trung đông song không đeo khẩu trang, tụ tập nói chuyện mà không có biện pháp phòng tránh nào. Anh Nguyễn Văn Hưng (35 tuổi; thường trú tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cho biết: "Thật sự hơn 2 tháng nay, Việt Nam chưa có ca nào lây nhiễm trong cộng đồng, chúng tôi rất yên tâm nên có phần chủ quan, nay được nhắc nhở chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và thực hiện đúng theo chỉ thị của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid-19".

Ở TP HCM, cùng ngày, tại một số chợ truyền thống như Hoàng Hoa Thám, Bà Hoa (quận Tân Bình), Tân Trụ (quận 12), Bà Điểm (huyện Hóc Môn), dù có khuyến cáo của ban quản lý chợ trên một số thông báo dán nhiều nơi nhưng cả tiểu thương và người đi chợ đều không đeo khẩu trang. Nhiều bà mẹ dẫn theo con nhỏ cũng không đeo khẩu trang cho con. Trong AEON Mall (quận Tân Phú), tại các quầy phục vụ thức ăn, nước uống, siêu thị... ngoại trừ nhân viên đeo khẩu trang khi phục vụ khách, đa số khách mua sắm đều không đeo khẩu trang.

Không chỉ ở các trung tâm mua sắm, tại một số công sở, khi chúng tôi đến cũng thấy tình trạng tương tự. Chẳng hạn, tại Phòng Nhận và Trả kết quả hồ sơ huyện Hóc Môn, TP HCM dù ngay cổng ra vào có dán thông báo yêu cầu người dân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đứng cách nhau 2 m để phòng chống dịch bệnh nhưng vào bên trong thì thấy hàng chục người đến đây làm hồ sơ không ai đeo khẩu trang cả. 

Yêu cầu bám sát bộ tiêu chí...

Theo Sở Y tế TP HCM, hiện một số cơ sở y tế đang có tư tưởng chủ quan trong việc thực hiện các quy định về sàng lọc Covid-19 đối với người vào cơ sở khám chữa bệnh. Trong công văn gửi tất cả cơ sở y tế trên địa bàn TP hôm 27-6, Sở Y tế TP đề nghị các đơn vị tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch Covid-19; yêu cầu các cơ sở theo sát "bộ tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễm SARS-CoV-2 trong giai đoạn dịch Covid-19 đã được kiểm soát" mà ngành y tế TP đã ban hành trước đó.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam về từ nước ngoài, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cần phải khai thác kỹ tiền sử nhập cảnh, làm rõ thời gian nhập cảnh, kiểm tra giấy xác nhận hoàn thành cách ly...

Ng.Thạnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo